Câu 3. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó” nói lên sự hòa hợp giữa tâm hồn rộng mở của Bác với thiên nhiên. Em hãy nêu nhận xét về sự khác nhau giữa “ thú lâm tuyền” trong thơ Bác và “ thú lâm tuyền” của các bậc tao nhân trong thơ xưa( như Nguyễn Trái, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

2 câu trả lời

- Yêu thiên nhiên, sống chan hoà, gắn bó với thiên nhiên

  + Phép đối trong câu thơ đầu "Sáng ra bờ suối, tối vào hang" tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ và gợi c/s thành nề nếp, hoà điệu với nhịp sống ở núi rừng 

  + Thiên nhiên mang lại cho Người 1 c/s đầy đủ : ở đã có hang đá, trước hang lại có suối, ăn đã có đặc sản núi rừng " cháo bẹ, rau măng "

- Say mê cách mạng, tin tưởng ở con đường cách mạng 

  + Vượt lên trên khó khăn, thiếu thốn " Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng "

  + Coi c/s cách mạng dù gian khổ đến đâu vẫn là ý nghĩa nhất " Cuộc đời cách mạng thật là sang ! "

-> + Cách nghĩ hóm hỉnh của Bác trước c/s đầy gian khổ trong hang Pác Bó 

     + Tinh thần lạc quan, hăng say vì sự nghiệp cách mạng

+Giống : tâm hồn nhạy cảm, hoà hợp với thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên bằng tình yêu sâu sắc 

+Khác : 

    - Nguyễn Trãi trong Côn Sơn Ca : tìm đến thiên nhiên khi thấy mình bất lực trước thời thế, lánh đục về trong, an bần lạc đạo

    - Bác Hồ trong Tức cảnh Pác Bó : giữa chốn lâm tuyền vẫn nghĩ cho dân, cho nước -> hành đạo, sống hoà nhịp với thú lâm tuyền nhưng vẫn nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ -> toát lên tinh thần lạc quan, ung dung cách mạng 

Khác:- Cái''thú lâm tuyền'' của Nguyễn Trãi mang tư tưởng của Nguyễn Trãi tìm về cuộc sống núi rừng để ẩn dật, tránh xa cuộc sống trần tục.

- ''Thú lâm tuyền'' của Bác Hồ tuy mang dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thật ra là một chiến sĩ cách mạng luôn tận tâm, tận lực vì độc lập dân tộc của đất nước.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước