Câu 29: Cho đoạn văn sau: (a) Hà dẫn Hoa cùng ra ruộng lạc. (b) Bây giờ mùa lạc đang vào củ. (c) Hà đã giảng giải cho cô em họ cách thức sinh thành củ lạc. (d) Một đám trẻ đủ mọi lứa tuổi đang chơi đùa trên đê. a, Câu (a) b, Câu (b) c, Câu (c) d, Câu (d) Câu 30: Đọc hai câu thơ sau: Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên. Nghĩa của từ “ xuân” trong đoạn thơ là: a, Mùa đầu tiên trong 4 mùa. b, Trẻ trung, đầy sức sống. c, Tuổi tác. d, Ngày. Câu 32: Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc. Là câu sai, vì sao ? a, Thiếu chủ ngữ. b, Thiếu vị ngữ. c, Thiếu trạng ngữ. d, Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu 33: Câu chia theo mục đích diễn đạt gồm các loại câu sau: a, Câu kể, câu đơn, câu ghép, câu hỏi. b, Câu hỏi, câu ghép, câu khiến, câu kể. c, Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. d, Câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu đơn. Câu 34: Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc? a, Tết đến hàng bán rất chạy. b, Nhà nghèo, bác phải chạy ăn từng bữa. c, Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy. d, Đồng hồ chạy rất đúng giờ. Câu 35: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý khuyên chúng ta điều gì? a, Đói rách cũng phải ăn ở sạch sẽ, hợp vệ sinh. b, Dù có nghèo đói, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp. c, Dù nghèo đói cũng không được làm điều gì xấu. d, Tuy nghèo đói nhưng lúc nào cũng phải sạch sẽ thơm tho. Câu 36: Cuối bài thơ “Hành trình của bầy ong” tác giả có viết: “ Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.” Hai dòng thơ trên ý nói gì? a, Bầy ong đã làm cho những mùa hoa tàn phai nhanh. b, Bầy ong đã làm cho những mùa hoa không bao giờ hết. c, Bầy ong đã giữ những giọt mật cho đời. d, Bầy ong giữ được những hương vị của mật hoa cho con người sau khi các mùa hoa đã hết. Câu 37: Cho câu văn: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.” Chủ ngữ trong câu trên là? a, Trên nền cát trắng tinh b, nơi ngực cô mai tì xuống c, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc d, những bông hoa tím Câu 38: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? a, Đông đảo, đông đúc, đông đông, đông đủ, đen đen, đen đủi, đen đúa. b, Chuyên chính, chân chất, chân chính, chăm chỉ, chậm chạp. c, Nhẹ nhàng, nho nhỏ, nhớ nhung, nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức. d, Hao hao, hốt hoảng, hây hây, hớt hải, hội họp, hiu hiu, học hành Câu 39: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì? “ Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ” a, Quan hệ nguyên nhân – kết quả. b, Quan hệ tương phản. c, Quan hệ điều kiện – kết quả. d, Quan hệ tăng tiến. Câu 40: Từ “ đánh” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? a, Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan. b, Bạn Hùng có tài đánh trống. c, Quân địch bị các chiến sĩ ta đánh lạc hướng. d, Bố cho chú bé đánh giầy một chiếc áo len.
2 câu trả lời
Câu 29: Cho đoạn văn sau:
(...)
$\rightarrow$ B. Câu (b)
- Câu này không thuộc theo kiểu câu kể Ai làm gì. Các câu (a), (c), (d) đều theo câu kể Ai làm gì.
Câu 30: Đọc hai câu thơ sau: Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán so với ông Bành vẫn thiếu niên. Nghĩa của từ “ xuân” trong đoạn thơ là:
$\rightarrow$ B. Trẻ trung, đầy sức sống.
- Từ "xuân" ở đây là nghĩa chuyển. Được hiểu theo nghĩa thanh xuân trẻ trung đầy sức sống.
Câu 32: Cho câu sau: Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc. Là câu sai, vì sao ?
$\rightarrow$B. Thiếu vị ngữ.
Câu 33: Câu chia theo mục đích diễn đạt gồm các loại câu sau:
$\rightarrow$ C. Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
Câu 34: Câu nào có từ “chạy” mang nghĩa gốc?
$\rightarrow$ C. Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.
- chạy: di chuyển nhanh bằng các bước chân.
Câu 35: Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” có ý khuyên chúng ta điều gì?
$\rightarrow$ B. Dù có nghèo đói, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp.
Câu 36: Cuối bài thơ “Hành trình của bầy ong” tác giả có viết:
“ Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.”
Hai dòng thơ trên ý nói gì?
$\rightarrow$ D. Bầy ong giữ được những hương vị của mật hoa cho con người sau khi các mùa hoa đã hết.
Câu 37: Cho câu văn: “Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.” Chủ ngữ trong câu trên là?
$\rightarrow$ B. nơi ngực cô mai tì xuống
Câu 38: Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?
$\rightarrow$ B. Chuyên chính, chân chất, chân chính, chăm chỉ, chậm chạp.
Câu 39: Cặp quan hệ từ trong câu sau biểu thị quan hệ gì?
“ Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn viết văn và làm thơ”
$\rightarrow$ D. Quan hệ tăng tiến.
Câu 40: Từ “ đánh” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
$\rightarrow$ A. Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.
#Sữa
Câu 29- B. Bây giờ mùa lạc đang vào củ, đây là câu kể Ai thế nào?
Câu 30- b, Trẻ trung, đầy sức sống.
Câu 32- Câu này thiếu vị ngữ, vì thành phần ''mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân giặc'' là định ngữ cùng danh từ ''Hình ảnh người dũng sĩ'' giữ vị trí chủ ngữ trong câu.
Câu 33- c, Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến, vì nhưng câu kia có cả câu không chia theo mục đích diễn đạt.
Câu 34- c, Lớp chúng tôi tổ chức thi chạy.
Câu 35- b, Dù có nghèo đói, thiếu thốn cũng phải sống trong sạch, giữ gìn phẩm chất tốt đẹp
Câu 36- d, Bầy ong giữ được những hương vị của mật hoa cho con người sau khi các mùa hoa đã hết.
Câu 37- d, những bông hoa tím, bạn lưu ý ''tím'' là định ngữ cùng danh từ tạo thành chủ ngữ chứ không phải vị ngữ đâu nhé.Còn lại các câu kia đều là trạng ngữ.
Câu 38- c, Nhẹ nhàng, nho nhỏ, nhớ nhung, nhàn nhạt, nhạt nhẽo, nhấp nhổm, nhưng nhức, vì các ý kia đều lẫn từ ghép.
Câu 39- d, Quan hệ tăng tiến.
Câu 40- a, Mẹ chẳng đánh em Hoa bao giờ vì em rất ngoan.
Có nhưng không giải thích được ad đừng xoá em nha. Chúc bạn học tốt, nhớ vote 5 sao và cho mình câu trả lời hay nhất nha bạn.
@Hà