Câu 2: Vị trí của nhà thơ khi ngắm trăng và trăng khi ngắm nhà thơ có gì đặc biệt? Sự chuyển đổi từ “người” (nhân) thành “nhà thơ” (thi gia) có ý nghĩa thế nào? Câu 3: Có người nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Em hãy ghi lại những câu thơ có hình ảnh trăng trong thơ Bác và phân tích mối quan hệ giữa nhà thơ và ánh trăng. Không chép mạng

2 câu trả lời

Câu 2: Vị trí của nhà thơ khi ngắm trăng và trăng khi ngắm nhà thơ có gì đặc biệt? Sự chuyển đổi từ “người” (nhân) thành “nhà thơ” (thi gia) có ý nghĩa thế nào?

- Đặc biệt:

  + Nhà thơ ngắm trăng trong cảnh từ đày, thiếu thốn, gian khổ vì bị mất tự do. Nhà thơ ngồi trong 4 bức tường chật hẹp, với gông xiềng.

 + Trăng thì đối lập với Bác, là thiên nhiên tươi đẹp, thoải mái "nhòm", tâm sự với nhà thơ.

- Sự chuyển đổi từ “người” (nhân) thành “nhà thơ” (thi gia) có ý nghĩa thể hiện tâm hồn thi sĩ của Bác. Và khẳng định, song sắt nhà từ TGT chỉ có thể giam hãm được thể xác, còn tâm hồn Bác vẫn hiên ngang vượt ngục để giao hòa với thiên nhiên.

Câu 3: Có người nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Em hãy ghi lại những câu thơ có hình ảnh trăng trong thơ Bác:

- Bài thơ "Cảnh khuya": " Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa" 
- Bài thơ"Rằm tháng giêng" : " Rằm xuân lồng lộng trăng soi... trăng ngân đầy thuyền"
- "Trăng vào cửa sổ đòi thơ"

+ Mối quan hệ giữa nhà thơ và ánh trăng: Đó là mối quan hệ gần gũi, gắn bó, thân thiết như đôi bạn tri âm, tri kỉ, hiểu thấu lòng nhau. Đồng thời khẳng định tình yêu thiên nhiên tha thiết của vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc VN.

Câu 2:

-Hoàn cảnh ngắm trăng thật đặc biệt của nhà thơ:

+ Không rượu, không hoa >< rượu và hoa là những thứ không thể thiếu trong thú vọng nguyệt của người xưa.

+ Diễn ra trong cảnh lao tù chật chội, tù túng >< thú vui tao nhã ngắm trăng của người xưa phải ở nơi khoáng đạt, tâm hồn thư thái, an nhàn, thanh tĩnh.

- Trong tù không rượu cũng không hoa nhằm nói lên cảm giác thiếu thốn hoa của người tù, nhớ tới rượu và hoa là muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp.

→ Người ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: chốn ngục tù thiếu thốn, tối tăm.

Sự chuyển đổi đó có thể hiện tâm hồn thi ca lạc quan yêu đời của Bác

Câu 3: 

Trong thơ Người, chúng ta thấy sự xuất hiện của trăng thật đa dạng, sinh động. Hầu hết những bài thơ của Bác có hình ảnh trăng đều là những bài thơ hay.
 
Trăng có khi là bạn thơ, bạn đời của Bác:
 
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
                                          (Ngắm trăng)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước