Câu 1các triều đại phong kiến Trung Quốc đã áp đặt chính sách cai trị ở nước ta như thế nào? Chính sách nào thâm độc nhất vì sao ? câu 2 tình hình kinh tế văn hóa của nước Chăm Pa từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10? C3 việc đặt tên nước Vạn Xuân có ý nghĩagì ? thế nào mà nhân dân phải nộpthuế? nghệ thuật đặc sắc của người Chăm Pa là gì ?những loại tên tên nc ?những loại tên các anh hùng

2 câu trả lời

Câu 1:

   Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã áp đặt các chính sách cai trị ở nước ta là:

- Bóc lột nhiều thứ thuế, đặc biệt là thuế sắt và thuế muối là hai thứ thuế bị nhà Hán đánh nặng nhất.

- Thi hành chính sách đồng hóa, chính quyền đô hộ mở trường dạy học chữ Hán, đưa Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và luật lệ, tập quán hán du nhập vào nước ta. Ngoài ra chúng còn đưa người Hán sang nước ta.

- Bắt dân ta cống nạp sản vật quý hiếm, chúng còn bắt dân ta cống nộp thợ thủ công khéo tay đưa về Trung Quốc xây dựng cung điện, lăng tẩm, đền đài,...

- Đàn áp khủng bố dân ta, bắt dân ta phải làm các công việc giao dịch nặng nề.

=> Chính sách thâm độc nhất chính là chính sách đồng hóa dân tộc ta. Chúng muốn nhân dân ta quên đi cội nguồn dân tộc, quên đi nguồn gốc của mình.

Câu 2:

  Tình hình kinh tế của nước Chăm Pa từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10 là:

*) Nông nghiệp:

- Sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu kéo cày.

- Trồng lúa nước mỗi năm hai vụ.

- Trồng quê ăn quả

- Nghề đánh cá.

*) Thủ công nhiệp:

- Khai thác lâm thổ sản

- Làm đồ gốm, dệt vải

*) Thương nghiệp:

- Họ trao đổi buôn bán với nhân dân ở các quận Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.

Tình hình văn hóa của nước Chăm Pa là:

- Có chữa viết riêng

- Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật

- Có tục hỏa táng người chết, bỏ cho vào bình hoặc vò gốm rồi nén xuống sông hay xuống biển.

- Ở nhà sàn và có thói quen ăn trầu, cau.

(*Khúc này bạn có thể tham khảo ở SGK 6 trang 66-68 nhé!)

Câu 3:

   Mong muốn đất nước luôn thanh bình, yên vui, tươi đẹp và hạnh phúc như có vạn mùa xuân. Người Chăm Pa đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các táp Chăm, đền tượng, các bước chạm nổi....

*Xin lỗi nhưng hai câu hỏi cuối cùng mình ko hiểu ý cho lắm

*Chúc bạn học tốt nhé!

1:

- chúng bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế , bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ khéo tay về nước.

- người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt ta theo phong tục tập quán của họ

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

=> Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

-hính sách thâm hiểm nhất: muốn đồng hóa dân tộc về mọi mặt, biến nước ta trở thành một 

phần của chúng.

câu 2:

+ Kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ dùng công cụ bằng sắt, lấy sức trâu bò trong sản xuất.

+ Trồng lúa 2 vụ 1 năm, làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả...

+ Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng.

- Thương nghiệp: buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ...

- Thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải...

* Văn hoá:

- Chữ viết: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ).

- Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

- Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.

- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, thánh địa Mĩ Sơn.

C3:

-  ước muốn của Lý Bí, của dân ta muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn.

- Khẳng định ý chí độc lập của dân tộc, đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân

+

Di sản của nghệ thuật của Champa để lại:  điêu khắc đá Chăm Pa, kiến trúc Champa, hội họa Chăm Pa và âm nhạc Champa, nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc trong các tháp Chăm Pa. Các hiện vật về điêu khắc của Champa hiện nay được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng ở quận Hải Châu, Đà Nẵng.

chúc bn hok tốt!!!