Câu 10. Vận dụng kiến thức về thành phần và tính chất của xương để giải thích về các trường hợp gãy xương, khả năng phục hồi xương ở các độ tuổi khác nhau và giải thích hiện tượng thực tiễn. Câu 12. Dựa vào nguyên tắc truyền máu, xác định nhóm máu ở người trên sơ đồ cho nhận máu. Mình đang gấp mong các bạn giúp mình!!!TT

2 câu trả lời

Đáp án:

Câu 10:

Các chấn thương hệ cơ xương khớp rất thường gặp và đa dạng về cơ chế, mức độ nghiêm trọng cũng như điều trị. Các chi, cột sống và khung chậu đều có thể bị ảnh hường:

Có 2 loại gãy :

+ Gãy hở: Rách da, đầu xương gãy tiếp xúc với môi trường bên ngoài qua vết thương.

+ Gãy kín: Lớp da còn nguyên vẹn.

- Xương sẽ liền lại ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân và các bệnh lí kèm theo. Ví dụ, trẻ em liền xương nhanh hơn người lớn; các bệnh làm giảm sự tuần hoàn ngoại vi (ví dụ, tiểu đường, bệnh mạch máu ngoại biên) gây kéo dài thời gian liền xương:

Hồi phục có 3 giai đoạn( liền xương): Viêm, tái tạo, pha hồi phục

Thực tiễn :

- Đánh giá tình trạng mạch máu và thần kinh đầu ngoại vi thương tổn.

- Kiểm tra các dấu hiệu vết thương hở, biến dạng, sưng tấy, bầm tím, hạn chế tầm vận động, cử động bất thường.

- Khám bằng cách sờ phát hiện tăng cảm giác đau, tiếng lạo xạo, cũng như các biến dạng chung về xương, gân.

- Kiểm tra các khớp ở trên và dưới vùng bị thương tổn (ví dụ, đối với khớp vai, kiểm tra thêm cột sống cổ và khuỷu tay)

- Sau khi loại trừ được gãy xương, trật khớp (bằng lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh), có thể tiến hành stress test để kiểm tra đau, mất vững khớp.

Câu 12: 

Dựa vào nguyên tắc truyền máu, xác định nhóm máu ở người trên sơ đồ cho nhận máu:

Có 2 loại nhóm máu:

+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B 

+Có 2 loại kháng  thể  trong huyết tương là a ( gây kết  dính A ) và B  ( gây kết dính B ) 

*CHÚC BẠN HỌC TỐT*

12 

Máu của con người gồm nhiều nhóm sau, mỗi một nhóm sẽ có đặc tính riêng cũng như, có những kháng thể sẽ chống lại những nhóm kia, vì thế nếu truyền máu khác nhóm vào, kháng thể người nhận có thể phá hủy máu, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Truyền máu phải dựa trên những đặc trưng riêng cũng như kết cấu mạch máu của mỗi nhóm máu

Sau đây là đặc tính của từng nhóm máu mà để đảm bảo an toàn trong truyền máu, các nguyên tắc truyền máu cơ bản phải dựa trên các đặc tính này:

  • Nhóm máu A: Đặc trưng bởi sự hiện diện cho nhóm máu A là kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B có trong huyết tương. Những người mang nhóm máu A có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu hoặc mang nhóm máu AB. Những người nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người có nhóm máu O.
  • Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu O.
  • Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người mang nhóm máu AB cũng chỉ có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu AB. Nhóm máu này không phổ biến.
  • Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Những người mang nhóm máu O chỉ nhận máu từ những người có cùng nhóm máu O và có thể hiến máu cho tất cả những nhóm máu khác bởi nhóm máu O không có kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng trong huyết tương lại có cả kháng thể A và kháng thể B
  • Nhóm máu Rh (D): Yếu tố Rh là một loại protein đặc biệt trên các tế bào máu. Hầu hết mọi người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường gọi là Rh+ (Rh D dương). Những người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là Rh- (Rh D âm). Cần phải thực hiện xét nghiệm kháng nguyên Rh D đối với những người phụ nữ mang thai nhằm mục đích sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể của mẹ và bé.

Trong trường hợp người hiến máu hoặc bệnh nhân có nhóm máu khó xác định thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu và thực hiện xét nghiệm chuyên khoa để xác định nhóm máu chính xác.

Nhận nhầm nhóm máu có thể gây nên phản ứng truyền máu tán huyết cấp sau 24h được truyền máu. Những phản ứng đồng loạt xảy ra có thể gây sốc và khiến người nhận tử vong.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm