Câu 1: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người? Câu2: Bài thực hành hô hấp nhân tạo: a) Biểu hiện chung của nạn nhân bị gián đoạn hô hấp là gì.? b)Gặp người bị tai nạn ngừng thở đột ngột,em xử lý như thế nào? c) Trình bày cách tiến hành phương pháp hô hấp nhân tạo hả hơi thổi ngạt hoặc ấn lồng ngực.

2 câu trả lời

1) Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

2)

a) 

b) Kiểm tra tình trạng tri giác: Khi tiếp cận được người bị nạn, đầu tiên hỏi tên họ là gì. Nếu người bị nạn trả lời được thì họ còn tỉnh táo. Trường hợp nạn nhân không có phản ứng gì, cấu véo nhẹ lên người họ xem có đáp ứng không. Cấu véo không đáp ứng cho thấy nạn nhân đang hôn mê, có thể đang trong tình trạng nguy kịch.

Kiểm tra đường thở: Quan sát đường thở, nếu có đất cát, răng giả và các dị vật khác ở miệng, mũi gây cản trở hô hấp, dùng tay móc lấy dị vật làm thông thoáng đường thở

 Tìm và băng bó, cầm máu các vết thương: Chảy máu là nguyên nhân chính gây tình trạng sốc, do đó bằng mọi cách phải cầm máu cho nạn nhân. 

 c)

1. Cách hô hấp nhân tạo

- Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng, lấy dị vật trong miệng nạn nhân nếu có.

- Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục hai hơi đối với người lớn, một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp. Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 - 30 lần.

- Chỉ thực hiện hô hấp nhân tạo cho người bị nạn mà tim còn đập.

2. Cách xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Khi nạn nhân bị ngưng tim (áp tai vào lồng ngực không nghe tim đập và sờ mạch không thấy mạch đập), ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực.

- Để nạn nhân nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim quỳ gối bên trái nạn nhân. Hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với điểm giữa hai núm vú hoặc khoang liên sườn 4 - 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đónới lỏng tay ra.

- Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần/phút.

- Khi nạn nhân vừa ngưng tim vừa ngưng thở: Phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 15 lần ép tim lại thổi ngạt hai lần, với trẻ sơ sinh là ba lần ép tim thổi ngạt một lần.

- Sau khi bệnh nhân tự thở được cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

# c mình lấy trên mạng do câu này k bt

Câu 1:

- Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.

-Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.

-Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.

Câu 2:

a) mink chx làm đc =(

b)

-Đặt nguoi do nằm ngửa, đầu thấp hơn chân

-Kiểm tra nhịp thở của người đó, bắt đầu hô hấp nhân tạo cho đến khi xe cấp cứu đến hoặc nạn nhân bắt đầu thở lại

 c)

Hà hơi thổi ngạt

các thao tác

a – Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.

b – Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.

c – Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân.

d – Lặp lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút cho đến khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.

Nếu tim nạn nhân đồng thời ngừng đập, có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.

thời gian:12 – 20 lần/phút

Ấn lồng ngực

các thao tác

a) Đặt nạn nhân nằm ngửa, lưng kê gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.

b) Cầm hai cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân.

c) Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.

d) Làm lại thao tác b và c 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.

thời gian:12 – 20 lần/phút

Câu hỏi trong lớp Xem thêm