Câu 1 : Trình bày đặc điểm vị trid ddiaaj lý của Việt Nam ? Những thuận lợi , khó khăn ? Câu 2 : Trình bày đăc điểm vùng biển nước ta ? Biển nước ta có đem lại những khó khăn , thuận lợi gì ? Câu 3 : Trình bày đặc điểm địa hình nước ta ? Địa hình đồi núi có những thuận lợi , khó khăn gì ?

2 câu trả lời

C1 

Đặc điểm vị trí địa lý của VN:

-Nước ta nằm trong khu vực ĐNA ,giáp biển Đông rộng lớn

-Lãnh thổ nước ta gồm :

+Phần đất liền :Diện Tích là 329.247km² nằm trong múi giờ thứ 7 

Phía Bắc giáp TQ

Phía Tây giáp Lào 

Phía Đông và Nam giáp biển Đông

- Từ B->N kéo dài 15 kinh độ từ T->Đ trải qua 7 kinh độ

+Phần biển :Diện Tích là 1Tr km² .Có nhiều đảo và quần đảo .Các đảo xa nhất về phía Đông của VN thuộc QĐ Hoàng Sa

+Vùng trời :Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta .Trên đất liền được xác định bằng đường biên giới ,trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải

1, Địa lý Việt Nam là các đặc điểm địa lý của nước Việt Nam, một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á. Diện tích Việt Nam là 331.212 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.

Thuận lợi:

  • Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)
  • Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

  • Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…
  • Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

2,  a) Diện tích giới hạn
- Biển Việt Nam thuộc biển đông
- Có diện tích hơn 1 triệu km
- Tiếp giáp với biển của các nước : Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Campuchia, Thái Lan.
b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển
_ Đặc điểm khí hậu
- Chế độ gió:
+ Mạnh hơn trên đất liền
+ Gió hướng đông bắc từ tháng 10 đến tháng 4. Gió tây nam chiếm ưu thế trong các tháng còn lại
+ tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50m/s
- Chế độ nhiệt:
+ Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn
+ Biện độ nhiệt trong năm nhỏ
+ Nhiệt độ trung bình : 23 độ c
- Chế độ mưa
+ Lượng mưa ít hơn trên đất liền
+ Trung bình 1100- 1300 mm/năm
_ Đặc điểm hải văn:
- Dòng biển
+Phân thành 2 dòng biển : dòng biển mùa đông và dòng biển mùa hạ
- Chế độ triều
+ Có chế độ nhật triều và bán nhật triều
+ Độ muối trung bình của biển đông là 30-33%

- Thuận lợi:

  • Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.
  • Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.
  • Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
  • Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

- Khó khăn:

  • Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
  • Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.
  • Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.
  • Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.

3, Đặc điểm chính của địa hình nước ta:

  • Phần đất liền nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, ¼ diện tích là đồng bằng.
  • Đồi núi chủ yếu đồi núi thấp tập trung chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc chạy dọc từ Bắc vào Nam.
  • Hướng núi chủ yếu chạy theo hai hướng Tây Bắc – Đông Nam và cánh cung.
  • Đồng bằng chủ yếu là đồng bằng châu thổ, được các con sông bồi đắp phù sa.
  • Đồng bằng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng => thuận lợi cho sản xuất và trồng lúa nước.

– Thuận lợi:
+ Tập trung nihều khoáng sản: là cơ sở cho nhiều ngành công nghiệp,
+ Tài nguyên rừng phong phú, có nhiều loài quý hiếm .
+ Có các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng tạo điều kiện thuận lợi để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc…..
+ Có nhiều tiềm năng sức nước để phát triển công ngiệp điện
+ Có nhiều danh lam thắng cảnh tạo điều kiện để phát triển du lịch, tahm quan, nghỉ dưỡng.
– Khó khăn:
+ Thiếu nước vào mùa khô,
+ Địa hình bị cắt xẻ gây khó khăn cho giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế…
+ Độ dốc lớn kết hợp với mưa lớn gây sạt lở và xói mòn ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm