Câu 1 Trình bày đặc điểm các bộ khí hưởng thuận lợi và khó khăn cho chính trình bày đặc điểm các bộ khí hưởng thuận lợi và khó khăn do chính khí hậu mang lại

2 câu trả lời

Vị trí địa lí:Nằm ở phía đông nam châu Á.Nằm ở khu vực nội chí tuyến.Tiếp giáp với 2 đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ DươngLà nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ DươngCó vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớnLãnh thổ gồm 2 bộ phận: ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo

Phạm vi lãnh thổ:Kéo dài từ 10o N đến 28o B và 92o Đ đến 142o Đ.Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạpDiện tích: 4,5 triệu km2.Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực Đông Nam Á:

Thuận lợi: Vị trí địa – chính trị quan trọng.Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến Phát triển các ngành kinh tế biển Nền văn hóa đa dạngảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

Khó khăn: Thiên taiLà nới các cường quốc thường xuyên cạnh tranh ảnh hưởng

  Đặc điểm về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á:

Vị trí địa lí:

- Nằm ở phía đông nam châu Á.

- Nằm ở khu vực nội chí tuyến.

- Tiếp giáp với 2 đại dương lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

- Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

- Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn

- Lãnh thổ gồm 2 bộ phận: ĐNA lục địa và ĐNA biển đảo

Phạm vi lãnh thổ:

- Kéo dài từ 10o N đến 28o B và 92o Đ đến 142o Đ.

- Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp

- Diện tích: 4,5 triệu km2.

·       Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực Đông Nam Á:

Thuận lợi:  - Vị trí địa – chính trị quan trọng.

  - Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.

  - Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến

  - Phát triển các ngành kinh tế biển

  - Nền văn hóa đa dạng

-> ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

Khó khăn:  + Thiên tai

        + Là nới các cường quốc thường xuyên cạnh tranh ảnh hưởng

Câu 2: So sánh đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo?

Đặc điểm tự nhiên

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á biển đảo

Địa hình, đất đai

 

- Địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi theo hướng TB-ĐN hoặc B-N.

- Đất đai: đất phù sa, đất đỏ badan 

-Ít đồng bằng, nhiều đồi núi và núi lửa; lớn nhất là đồng bằng ở đảo Calimanta

- Đất đai màu mỡ do có lượng than của núi lửa bồi đắp.

Khí hậu và sông ngòi

- Nhiệt đới gió mùa, phía bắc của Mianma và VN có mùa đông lạnh.

- Sông lớn, nhiều phù sa, nhiều nước; như sông Mê Công, Hồng, Iraoadi, Mênam

-Khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo.

 

- Sông nhỏ, ngắn; ít sông

Tài nguyên

Than, sắt, dầu mỏ, thiếc...

Dầu mỏ, than, thiếc,khí tự nhiên, đồng...

Tài nguyên biển

 

Tài nguyên rừng

- Diện tích biển lớn, có nhiều hải sản quí hiếm

- Diện tích rừng lớn, có nhiều động vật quí hiếm

- Biển phong phú, trữ lượng lớn

 

- Rừng nhiệt đới, có nhiều động vật quí hiếm

Câu 3: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?

* Thuận lợi:

- Do khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú (đất phù sa, đất đỏ badan  ), mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, phù sa thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tê biển cũng như thương mại, hàng hải.

- Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

- Diện tích rừng rộng lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.

*Khó khăn:

   - Do Đông Nam Á có vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”, lại là nơi hoạt động của các áp thấp nhiệt đới nên gặp nhiều thiên tai làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt đông kinh tế- xã hội: động đất, núi lửa, sóng thần...

   - Diện tích rừng đang có nguy cơ thu hẹp do một số vùng ven biển bị nhiễm mặn và khai thác không hợp lý..., làm tăng diện tích đất trống, đồi trọc.

   - Khai thác tài nguyên bừa bãi làm cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á? Đặc điểm dân cư, xã hội đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế- xã hội của khu vực?

* Đặc điểm dân cư:

- Dân số: 556,2 triệu người (năm 2005).

- Mật độ dân số: 124 người/km2 (năm 2005, trong khi mật độ dân số thế giới là 48 người/km2)

-Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm.

- Dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, các vùng đất badan và thưa thớt ở vùng núi cao.

- Dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%

=>ảnh hưởng của đặc điểm dân cư:

- Thuận lợi:   + Nguồn lao động dồi dào.

+ Thị trường lao động rộng lớn.

+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

+ Lao động giá rẻ

- Khó khăn:

+ Trình độ lao động có tay nghề và chuyên môn cao còn hạn chế.

+ Sức ép của dân số lên các mặt dân số như kinh tế, tài nguyên, chất lượng cuộc sống,...

+ Trình độ phát triển kinh tế chưa cao ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống

*Xã hội:

- Các quốc gia đều có nhiều dân tộc ( ví dụ: Chăm, Dao, Thái....). Một số dân tộc phân bố rộng , không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.

- Nhiều tôn giáo như văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ. Tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại như Phật giáo, thiên chúa giáo, hồi giáo

- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hoá của người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng.

*Thuận lợi để các quốc gia hợp tác cùng phát triển.

*Khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị ở các nước.

Câu 5: Nêu các mục tiêu chính và cơ chế hợp tác của ASEAN? Hãy lấy ví dụ cụ thể minh hoạ cho một trong các cơ chế hợp tác để đạt được mục tiêu chung của ASEAN?

* Mục tiêu chính của ASEAN:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.

- Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức kinh tế khác.

=> mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

* Cơ chế hợp tác của ASEAN:

- Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị.

- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

- Xây dựng “ khu vực thương mại tự do ASEAN”.

- Thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao khu vực.

=> đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN.

Câu 6: ASEAN được thành lập vào thời gian nào? Kể tên các nước thuộc ASEAN? Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự hoà bình, ổn định?

- Năm 1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: Thái lan, Inđônexia, Malaixia, Philippin và Xingapo đã kí tuyên bố về việc thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”, viết tắt là ASEAN.

- Các nước thuộc ASEAN (10 nước): Malaixia, Lào, Việt Nam, Mianma, Brunay, Philippin, Campuchia, Inđonexia, Thái Lan, Xingapo.

- Mục tiêu của ASEAN là nhấn mạnh đến sự hoà bình, ổn định vì:

       + Mỗi nước trong khu vực, mức độ khác nhau và tuỳ từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây nên đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự ổn định để phát triển.

       + Vấn đề biên giới, đảo, vùng biển đặc quyền về kinh tế... trong khu vực Đông Nam Á còn nhiều tranh chấp phức tạp đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại đàm phán và giải quyết một cách hoà bình.

       + Sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cơ chế để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Câu 7: Phân tích những thành tựu và thách thức đối với ASEAN? Hãy nêu những hiểu biết của em về quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam?

*Thành tựu:

-Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là có 10 quốc gia (trong số 11 quốc gia Đông Nam Á) tham gia thành viên ASEAN.

-Năm 2004:

   + GDP của ASEAN đạt 799,9 tỉ USD.

   + Giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD.

   + Giá trị nhập khẩu đạt gần 492 tỉ USD.

   + Cán cân xuất khẩu của toàn khối luôn dương.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nứơc trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều nhau và chưa thật vững chắc.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia thay đổi nhanh chóng; cơ sở hạ tầng được phát triển theo hướng hiện đại hoá. Nhiều đô thị của các nước trong khu vực dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến trên thế giới, ví dụ như: Xĩngapo, Băng Cốc, Hồ Chí Minh,...

- Tạo dựng được một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.

=> là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở mỗi nước cũng như toàn khu vực.

*Thách thức đối với ASEAN:

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế của giữa các nước thành viên không đồng đều, có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng và các nước thành viên => ảnh hưởng tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN là phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tiến bộ xã hội =>dẫn đến nguy cơ tụt hậu đối với một số nước.

-Tồn tại một số bộ phận dân cư còn có mức sống thấp, còn tình trạng đói nghèo => là lực cản của sự phát triển về nhiều mặt và là nhân tố gây mất ổn định xã hội.

-Mặc dù không còn chiến tranh nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia, gây mất ổn định khu vực.

-Một số vấn đề khác:

   + Quá trình đô thị hoá nhanh.

   + Vấn đề mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc.

   + Vấn đề về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

   + Vấn đề việc làm và đào tạo nguồn nhân lực.

==> đòi hỏi các nước thành viên ASEAN phải nỗ lực hợp tác cùng khắc phục.

Câu 8:Trình bày và giải thích đặc điểm kinh tế ĐNA

- Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: Giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.

- Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên nông nghiệp nhiệt đới vẫn có vai trò quan trọng; đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hải sản phát triển.

Kinh tế:

1. Cơ cấu kinh tế

-Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng

        + Giảm ti trọng khu vực I

        + Tăng tỉ trọng khu vực II và III

=> Thể hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ

-Ở mỗi quốc gia có tốc độ chuyển dịch khác nhau

-Việt Nam là nước tiêu biểu cho sự chuyển dịch này

2. Công nghiệp

   a. Xu hướng phát triển chung của các nước ĐNA

-Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài

-Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu

-Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động

-Hiện đại hóa trang thiết bị

==> Tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tranh thủ nguồn vốn công nghệ, kinh nghiệm quản lí và chiếm lĩnh thị trường

b. Các ngành công nghiệp chính

-Sản xuất, lắp ráp oto, xe máy, điện tử

-Khai thác dầu khí, than và khoáng sản kim loại

-Công nghiệp nhẹ: dệt may, giày da và tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm

-Công nghiệp điện: phát triển mạnh mẽ tuy nhiên lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp

3. Dịch vụ:

-Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng

-Xây dựng và phát triển giao thông

-Hiện đại hóa mạng lưới thông tin liên lạc

-Phát triển và hiện đại hệ thống ngân hàng, tín dụng

4. Nông nghiệp

 

Trồng lúa nước

Trồng cây CN, ăn quả

Chăn nuôi, đánh bắt

Tiềm năng (điều kiện phát triển)

- Nhiều đồng bằng (Cửu Long), mạng lưới sông ngòi dày đặc -> thuận lợi tưới tiêu, đất phù sa

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Dân số đông -> nguồn lao động dồi dào, kinh nghiệm

- nguồn nước dồi dào, cung cấp nước tưới, đất đỏ bazan. ĐB phù sa -> pt cây CN hàng năm

- khí hậu nhiệt đới cân xích đạo

- đường bờ biển dài, vùng biển nhiều hải sản. Nhiều sông ngòi -> pt nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

- Nhiều đồng bằng lớn

- Nhiều cao nguyên

Hiện trạng

- sản lượng không ngừng tăng 103 triệu tấn (1985)-> 161 triệu tấn(2004)

- nhiều nước (Thái Lan, Việt Nam) đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo

- giải quyết vấn đề lương thực cho nhiều nước

- là nơi cung cấp cho thế giới các sản phẩm từ nhiều loại cây

- nguồn thu ngoại tệ chủ yếu

- số liệu: ….

- chăn nuôi gia súc vẫn chưa thành ngành chính, mặc dù số lượng gia súc nhiều

- nuôi trồng thủy sản là ngành kt truyền thống và pt

- sản lượng đạt 14,5 triệu tấn (2003)

Phân bố

- bán đảo Sumatra, VN, TL

-Inddoonessia, VN, Malaisia, TL

- Philippin, VN, TL, Malaisia

Câu hỏi trong lớp Xem thêm