câu 1: Trình bày của em về hiểu biết Ngô Quyền? Cho biết công lao của ông đối với con cháu và dân tộc ? câu 2:em hãy nhận xét lại chiến thắng của ông năm 938 ? câu 3:theo em sau hơn 1000 năm Bắc Thuộc (đô hộ của Phương Bắc) tổ tiên ta vẫn giữ phong tục nào?ý nghĩ của phong tục ấy? câu 4:nêu và nhận xét những chính sách cai trị của nhà đường đối với nước ta? câu 5:trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan?

2 câu trả lời

#Soyei

Câu 1

a) Ngô Quyền: là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một ngàn năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, lập ra nhà Ngô, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

b)

- Đã huy động sức mạnh đoàn két toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc 

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo

- Bố trí trận đại cọc ngầm

câu 2

 Có thể nói trận Bạch Đằng năm 938 là trận quyết chiến chiến lược lớn nhất, có ý nghĩa to lớn nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỉ X về trước. Thế trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 có ý nghĩa mở ra truyền thống đánh giặc trên sông nước Bạch Đằng. Nghệ thuật thủy chiến của Ngô Quyền đã để lại những bài học kinh nghiệm lớn mà tổ tiên ta trong các thế kỷ kế tiếp đã vận dụng thành công.

Câu 3

Sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên của chúng ta vẫn giữ được phong tục tập quán: nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy, xăm mình, giữ gìn được tiếng nói của tổ tiên,…

Ý nghĩa: Những phong tục, tập quán ấy như đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con đất Việt. Chứng minh cho tình yêu đất nước, quê hương; dù cho đất nước có rơi vào vòng nô lệ thì nhân dân ta vẫn một lòng giữ vững bản sắc tinh túy của dân tộc.

Câu 4

Đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, chia lại thành 12 châu. Người Hán cai quản các châu, huyện, dưới huyện là các hương và xã do người Việt cai quản.  

Tiến hành xây thành, làm đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình tới các quận, huyện… 

Ngoài thuế ruộng đất, đặt thêm nhiều thứ thuế mới…;bắt dân ta cống nạp nhiều sản vật,...

Câu 5

- Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.

- Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.

- Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.

=> Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722).

- Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp.




2/

* Ý nghĩa :

  • Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì hơn 1000 năm bị phong khiến phương Bắc đô hộ
  • Mở ra thời độc lập, lâu dài cho dân tộc

3/

  • Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…
  • Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.