Câu 1 : Trình bày các chính sách về kinh tế văn hoá xã hội của chính quyền đô hộ ở nước ta thời kì Bắc thuộc Câu 2 : Trình bày sự thay đổi về hành chính của nước ta dưới các triều đại đô hộ Câu 3 : Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 diễn ra như thế nào ? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó

2 câu trả lời

c1

- Những chính sách về văn hóa - xã hội của chính quyền đô hộ trong thời kì Bắc thuộc:

+ Bắt  nhân ta theo phong tục Hán, xóa bỏ phong tục, tín ngưỡng của ta

-> Nhằm mục đích thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc Việt Nam.

+ Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận, huyện và tiến hành du nhập Nho giáo, Đạo giáo... và những luật lệ, phong tục tập quán của người Hán vào nước ta.

c2

 Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.

- Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt

- Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,...

- Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

c3

Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
 Ý nghĩa : 
- Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
- Tiếp tục củng cố và giữ vững nền  độc lập.
- Mở ra thời kì phát triển đất nước.

Bài Làm : 

Câu 1 :

a, Kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Công cụ bằng sắt ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống.

+ Công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt được đẩy mạnh.

+ Các công trình thủy lợi được xây dựng.

 => Năng suất cây trồng tăng hơn trước.

- Thủ công nghiệp, thương mại:

+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển.

+ Việc khai thác vàng, bạc, châu ngọc trong nhân dân được đẩy mạnh, đồ trang sức được gia công tinh tế.

+ Xuất hiện một số nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh,…

+ Nhiều tuyến đường giao thông được hình thành phục vụ mục đích giao lưu, buôn bán.

b, Văn hóa, xã hội:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa như ngôn ngữ, văn tự.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.

Câu 2 :

 - Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, trông coi hai quận này là hai viên quan Sứ đại diện cho triều đình Phiên Ngung, bao gồm: Điển sứ coi việc hành chính và Tả tướng coi việc quân sự.

 - Sau khi chiếm lại bộ Giao Chỉ, tiêu diệt sự chống đối của Hai Bà Trưng, nhà Đông Hán tăng cường bộ máy cai trị hơn trước. Các cấp hành chính có chế độ quan lại như tại Trung Quốc mặc dù hiệu lực hoạt động của bộ máy không thực sự chặt chẽ.

  - Sang các thời thuộc Ngô, Tấn, Lưu Tống, Nam Tề và Lương, bộ máy quan liêu cai trị Giao Châu cơ bản vẫn như thời thuộc Hán. Tuy nhiên, việc cai quản vẫn còn ít nhiều hạn chế. Các quan lại Trung Quốc thừa nhận nhiều nơi "trưởng lại tuy đặt, có cũng như không", "huyện quan ràng buộc vì để cho sợ uy mà không phục", "dân cậy hiểm ở xa, thường hay phản loạn"

Câu 3 :

 - Cuối năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.

 - Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Bãi cọc nhô lên khi thủy triều rút làm quân địch trên thuyền trở tay không kịp.

 *Kết quả : Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

 *Ý nghĩa : Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.