Câu 1: Phân tích yếu tố biện chứng trong câu nói nổi tiếng của Hê-ra-clit (nhà triết học cổ đại Hỉ Lạp) : "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" Câu 2 : Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục : Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội? Liên hệ bản thân? Câu 3 : Câu tục ngữ : " Đi một ngày đàng học một sàng khôn " đề cập đến vai trò nào của thực tiễn? Hãy lấy ví dụ cụ thể để chứng minh. Qua đó, em hãy rút ra bài học cho bản thân? Câu 4 : Em hãy phân tích các yếu tố duy tâm, duy vật về thế giới quan trọng quan niệm : " Sống chết có mệnh, giàu sang do trời". Câu 5 : Em hãy phân tích các yếu tố biện chứng và siêu hình trong các câu tục ngữ sau : "Rút dây động rừng" ; "Đèn nhà ai nhà nấy rạng" Giúp mình vs ạ mình cần gấp

2 câu trả lời

Câu 1 :

Luận biện chứng là xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng .

-Vì vậy yếu tố biện chứng trong câu này là: dòng sông của chúng ta luôn luôn hoạt động, có nước chảy, mặc dù vẫn là con sông đó, nhưng không ai tắm 2 lần trên nó, vì dòng nước nó luôn chảy, luôn di chuyển.

   

câu 1 :

Luận biện chứng là xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng .

-Vì vậy yếu tố biện chứng trong câu này là: dòng sông của chúng ta luôn luôn hoạt động, có nước chảy, mặc dù vẫn là con sông đó, nhưng không ai tắm 2 lần trên nó, vì dòng nước nó luôn chảy, luôn di chuyển.

-Ta tắm nhiều lần trên khu vực ấy nhưng không phải là dòng nước đó, vì vậy không ai tắm 2 lần trên một dòng sông là đúng.                                                                                                                      câu 2 :                                                                                                                                       

– Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội là nguyên tắc dựa trên thực tiễn, có thực tiễn mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu của người học, của xã hội vì thực tiễn là cơ sở, động lực,mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí.

– Học đi đôi với hành:nhờ có thực tiễn, con người mới có những tri thức mới để tiếp tục học tập, đồng thời kiểm nghiệm được tính đúng sai và giá trị đích thực của tri thức đã tiếp nhận được.        câu 3 :               

+Thực tiễn có vai trò rất quan trọng với nhận thức thể hiện qua câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" vì: ... - Việc học hỏi không chỉ dừng lại ở sách vở mà phải học hỏi trong cuộc sống, thông qua giao tiếp, trải nghiệm thực tế ở bên ngoài xã hội để từ đó mang lại tri thức,kinh nghiệm, kĩ năng,...

VD:

+ Đi dã ngoại để biết để trải nghiệm để tăng sự hiểu biết về nơi mik đi 
+  Giao lưu, tương tác với những người xung quanh vì ta cũng có thể học được rất nhiều điều bổ ích từ họ.

câu 4 :                                                                                                                              

               

Truyện thần thoại "Thần Trụ trời":

+ Yếu tố duy vật: đất đá, cột chống trời, cách làm cột,...

+ Yếu tố duy tâm: thần linh (thần Trụ trời)

=> Thế lực siêu nhiên, có sức mạnh và tài phép

- "Sống chết có mệnh, giàu sang do trời."

+ Yếu tố duy vật: sống, chết, giàu, sang.

+ Yếu tố duy tâm: mệnh, trời 

=> Sự giàu sang và cái chết của con người là do Trời định, tất có sự xắp đặt

 Câu 5 :

- Các câu tục ngữ thành ngữ : Rút dây động rừng.Phương pháp luận biện chứng vì các sự vật trong câu có sự ràng buộc với nhau trong sự phát triển vận động không ngừng của chúng.

ý 2:

"Rút dây động rừng" chỉ yếu tố biện chứng: Mọi sự vật luôn liên hệ, ràng buộc với nhau.

B)Đèn nhà ai nhà nấy rạng

Ám chỉ những con người sống ích kỉ, hẹp hòi. Đây là lối sống đáng lên án và đáng phê phán; nó khiến cho nhiều mối quan hệ bị rạn nứt và dẫn đến đổ vỡ.