Câu 1: Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược nước ta? Câu 2: Thực dân pháp đánh chiếm Bắc kì lần 1, lần 2 như thế nào? Câu 3: Trình bày chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2? Ý nghĩ? Câu 4: Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất, hiệp ước Giáp Tuất, hiệp ước Hắc-mang Pơ-tơ-nốt. Câu 5: Vào cuối TK 19 đến TK 20 TDP đã thi hành các chính sách j về chính trị kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế, xã hội Việt Nam. Câu 6: Kể tên phong trào yêu nước đầu TK XX? Trình bày những nét chính về các phong trào này.
2 câu trả lời
Bài làm
C1: - Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta là:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
C2: Lần 1: - Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
Lần 2: - Ngày 25-4-1882, quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng ra đánh chiếm các tỉnh thuộc Bắc Kì.
C3: - Chiến thắng Cầu Giấy lần 1:
+ Diễn biến: 21-12-1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
+ Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy làm quân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi hăng hái quyết tâm đánh giặc.
- Chiến thắng Cầu Giấy lần 2:
+ Diễn biến: Ngày 19-5-1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận lục địa mai phục của quân ta. Quân cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết trong đó có Ri-vi-e.
+ Ý nghĩa: Làm cho quân Pháp hoang mang dao động , cổ vũ tinh thần đấu trnh của nhân dân ta. Nhân dân phấn khởi, quyết tâm tiêu diệt giặc.
C4:
a. Nội dung cơ bản của h/ư Nhâm Tuất 1862:
- Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn
- Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
b. Nội dung cơ bản của h/ư Giáp tuất 1874:
- TD Pháp rút quân khỏi Bắc kì
- Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp
c. Nội dung cơ bản của h/ư Hác-măng 1883:
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.
- Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
- Câu 5:
Những chính sách mà thực dân Pháp thi hành ởViệt Nam về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục:
- Về chính trị: Pháp xây dựng bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và đều do Pháp chi phối.
- Về kinh tế:
- Nông nghiệp : Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp : Tập trung khai thác mỏ than và kim loại. Sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ .
- Giao thông vận tải : tăng cường xây dựng hệ thống giao thông.
- Về thương nghiệp : Nắm độc quyền thị trường. Đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.
- Tài chính: Đánh thuế nặng, đặt thêm thuế mới để tăng ngân sách.
- Về văn hóa – giáo dục:
- Giai đoạn đầu : vẫn duy trì nền giáo dục Hán học.
- Năm 1905 : Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc học : Ấu học, Tiểu học và Trung học. Mở thêm trường, tăng thêm tiếng Pháp.
- Năm 1907: Mở trường Đại học Đông Dương để đào tạo người bản xứ phục vụ việc cai trị.
- Câu 6: Phong trào yêu nước đầu TK XX là: Phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung KÌ.
-
- In-đô-nê -xi-a: Nhiều tổ chức yêu nước ra đời. Năm 1905 thành lập công đoàn xe lửa, 1908 Thành lập hội liên hiệp công nhân. Chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi. Và đến tháng 5-1920 Đảng cộng sản thành lập để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc.
- Phi-lip-pin: Năm 1571 Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin. Nhân dân liên tục đứng lên đấu tranh. Nước cộng hòa thành lập. Sau đó Mĩ nhảy vào, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, áp đặt CNTD khiến cho nhân dân lại phải đứng lên chống Mĩ.
- Ba nước Đông Dương:
- Ở Cam-pu-chia: 1863-1866 có khởi nghĩa do A cha-xoa lãnh đạo ở Ta-keo, năm 1866-1867 có khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê, liên kết với Việt Nam.
- Ở Việt Nam: Có khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phong trào “Cần vương”, k/n nông dân Yên Thế…
- Ở Lào: 1901 ND Xa-van-na-khét k/n do Pha-ca-đuốc lãnh đạo. 1907 nhân dân Bô lô ven khởi nghĩa lan sang VN.
- Miến Điện (Myanma) : Năm 1885 kháng chiến chống thực dân Anh bùng nổ.
- Chúc bn hk tốt!!!
Câu 1:
*Sâu sa:
- Giữa thế kỷ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm phương Đông
- Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên
*Trực tiếp:
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô -> Pháp đem quân xâm lược Việt Nam
Câu 2:
*Hình 1*
Câu 4:
*Ý nghĩa:
- Làm Pháp hoàng mang, lo sợ
- Góp phần xây đắp thêm truyền thống chống giặc, giữ nước của dân tộc ta
- Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta
Cau 5:
*Hình 2 + 3*
Câu 6:
*Hình 4*