Câu 1: Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam như thế nào? Câu 2: . Trình bày hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng? Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng. Câu 4: căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ- Tĩnh thực sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ? Câu 5 : Vẽ sơ đồ tư duy những nội dung trọng tâm của Chương I, Chương II

2 câu trả lời

1)

- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.

- Các hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên như: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước, xuất bản báo “Thanh niên”. Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.

- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2)

*Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, ý thức giai cấp và chính trị rõ rệt

- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (ra đời năm 1929) hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

⟹ Trong tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đã trở về Hương Cảng, Quảng Châu, Trung Quốc để triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản.

b. Nội dung hội nghị:

- Từ 6/1/1930 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản diễn ra ở Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Tham dự Hội nghị gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng), Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (đại biểu của An Nam Cộng sản đảng).

- Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị dầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam).

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu.

- Ngày 24/02/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

3)

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được nêu ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

4)

1. Hoàn cảnh thành lập:

Khi chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện xã bị tê liệt, tan rã, các ban chấp hành nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

2. Những chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh:

Sau khi nắm chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã đưa ra một loạt các chính sách thể hiện tính dân chủ cao:

- Về chính trị: chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các đoàn thể cách mạng dưới hình thức các Nông hội, Công hội, Hội tương tế,...

- Về kinh tế: chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

- Về văn hóa, giáo dục: khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, tuyên truyền ý thức chính trị cho quần chúng...

*Mình xin lỗi vì mình không biết làm câu 5 nhé*

*Chúc bạn học tốt*

1)

- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.

- Các hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên như: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước, xuất bản báo “Thanh niên”. Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.

- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

2)

*Hoàn cảnh lịch sử:

- Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, ý thức giai cấp và chính trị rõ rệt

- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam (ra đời năm 1929) hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.

⟹ Trong tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm đã trở về Hương Cảng, Quảng Châu, Trung Quốc để triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản.

b. Nội dung hội nghị:

- Từ 6/1/1930 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản diễn ra ở Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc), Tham dự Hội nghị gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng), Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (đại biểu của An Nam Cộng sản đảng).

- Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (Cương lĩnh chính trị dầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam).

- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu.

- Ngày 24/02/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

3)

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được nêu ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

4)

1. Hoàn cảnh thành lập:

Khi chính quyền của đế quốc, phong kiến ở nhiều huyện xã bị tê liệt, tan rã, các ban chấp hành nông hội xã do các Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

2. Những chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh:

Sau khi nắm chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã đưa ra một loạt các chính sách thể hiện tính dân chủ cao:

- Về chính trị: chính quyền cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các đoàn thể cách mạng dưới hình thức các Nông hội, Công hội, Hội tương tế,...

- Về kinh tế: chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xóa nợ.

- Về văn hóa, giáo dục: khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, tuyên truyền ý thức chính trị cho quần chúng...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm