Câu 1. Nguồn gốc loài người bắt nguồn từ đâu? Em hãy nêu những dấu tích ở người tối cổ? Việt Nam tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở địa điểm nào? Câu 2. Hãy cho biết đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Nguời tối cổ và Người tinh khôn. Nêu những nét chính về đời sống và vật chất, tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. Câu 3. Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ? Câu 4. Thế nào là tư liệu hiện vât, tư liệu chữ viết, tư liệu tryền miệng, tư liệu gốc? Cho ví dụ? Câu 5. Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử. Câu 6. Hãy cho biết quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Câu 7. Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác so với Ai câp, Lưỡng hà Cổ đại. Câu 8. Nêu các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy. Câu 9. Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào? Câu 10. Thành tựu văn hoá nào của người Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ cổ đại vẫn được sử dụng hoặc được bảo tồn đến ngày nay? Câu 11. Nêu quá trình con người phát hiện ra kim loại.Theo em việc xuất hiện công cụ kim loại làm cho đời sống kinh tế và xã hội người nguyên thuỷ thay đổi như thế nào? Câu 12. Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua những nền văn hóa khảo cổ nào? Câu 13. Hãy nêu quá trình thành lập nhà nước và những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà. Câu 14. Nêu những điểm chính của chế độ xã hội và những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại. Mọi người giúp được câu nào thì giúp mình nhé! mình cảm ơn

2 câu trả lời

1. 

+Con người bắt nguồn từ loài vượn cổ

+nêu những dấu tích ở người tối cổ:

- Dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam có niên đại 30 - 40 vạn năm, công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.

- Người tối cổ sống thành từng bầy, săn bắt, hái lượm (rìu tay đá cũ Núi Đọ)

+Núi Đọ, Quan Yên, Xuân Lộc, An Khê, Lạng Sơn,.... ...

4.

+Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị là những nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.Ví dụ:văn học truyền miệng, luật truyền miệng và các tri thức khác qua các thế hệ mà không cần một hệ thống chữ viết.

+Tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất vì đây là loại tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện, phản ảnh sự kiện ấy một cách tin cậy.Ví dụ:những tư liệu gốc về thời đại Lý Trần phải là những tư liệu được định bản ngay trong chính thời đại Lý Trần

+Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật… của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất..Ví dụ: Khu di tích: Hoàng thành Thăng Long; Thánh địa Mỹ Sơn, Kinh đô Huế; thành nhà Hồ…

+Tư liệu chữ viết được hiểu theo nghĩa mặt chữ của cụm từ này, có nghĩa là những thông tin được ghi lại, truyền lại bằng hình thức viết, phản ánh văn hóa, tình trạng của một thời kì. Ví dụ: văn bản, các bản điêu khắc trên gỗ, đá...

5.có 2 cách tính:

+ Phương Đông: dựa vào chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất (Âm lịch).

+ Phương Tây: dựa vào chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời (Dương lịch).

6.

vượn cổ => người tối cổ => người tinh khôn(người hiện đại)

7.

So sánh:

* Giống nhau:

• Ấn Độ, Ai Cập và Lưỡng Hà cả 3 đều nằm ở lưu vực các con sông lớn, nhiều phù sa, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

* Khác nhau:

ở vị trí địa lí: Lưỡng Hà:

• Nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rat EuphratesEuphrates và Ti-go-rơ.

• Là vùng bình nguyên Ai Cập:

• Nằm ở phía đông bắc châu Phi, dọc hai bên bờ sông Nin

• Phía bắc vùng hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung hải

• Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi, đồi cát

• Phía tây và đông giáp sa mạc Ấn Độ:

• Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông

• Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a

• Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn

8.

Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển : vượn cổ=> người tối cổ=> người tinh khôn

Đặc điểm căn bản trong quan hệ giữa người với người thời nguyên thủy thể hiện ở tổ chức xã hội qua từng giai đoạn:

• Giai đoạn người tối cổ: con người sống theo bầy hay còn gọi là bầy người nguyên thủy, bao gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau, xã hội sự phân công lao động giữa nam và nữ

• Giai đoạn người tinh khôn: xã hội được chia thành thị tộc, bộ lạc. Thị tộc gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống mà đứng đầu là tộc trưởng. Bộ lạc gồm nhiều thị tộc cư trú trên cùng bản địa, người đứng đầu là tù trưởng.

9.

Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện ở những điều luật khắt khe:

• Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau

• Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên

11.

+Vào khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra một loại nguyên liệu mới để chế tạo cồn cụ -và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại.

-Vào khoảng 3500 năm TCN: Người Tây Á và Ai Cập đã biết dùng đồng đỏ

-Khoảng 200 năm TCN: Cư dân nhiều nơi đã biết dùng đồng thau

-Khoảng cuối thiên niên kỉ thứ II - đầu thiên niên kỉ thứ I TCN: Con người biết chế tạo các công cụ bằng sắt+Trong thị tộc, đàn ông dần đảm nhiệm những công việc nặng nhọc nên có vai trò lớn và trở thành chủ gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Đó là các gia đình phụ hệ. Một số gia đình có xu hướng tách khỏi công xã thị tộc, đến những nơi thuận lợi hơn để sinh sống. Công xã thị tộc dân bị thu hẹp.

Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của cải dư thừa, xã hội dần có sự phân hoà kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thuỷ dần tan rã. Loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nước.

Tuy nhiên, quá trình này diễn ra không đều ở các khu vực trên thế giới.

Có vài câu mk ko làm đc.Mong bạn thông cảm^^

CHÚC BẠN HỌC TỐT^^

c1. 

Các nhà Khoa học chứng minh rằng: Con người bắt nguồn từ loài vượn cổ. Ngày nay, các nhà khoa học đa số thống nhất loài người đã tiến hóa từ vượn người qua 3 loại hình cơ bản. ... Homo sapiens (Người tinh khôn, người hiện đại). 95 nghìn năm trước, loài người cũng chẳng có gì đặc biệt, và giống như mọi sinh vật khác.

-Các nhà khoa học đã tìm thấy các bộ xương người hóa thạch và xác định được niên đại .

 Di tích cổ sinh hóa thạch (răng) của người Homo Erectus (người đứng thẳng) ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) và răng người Homo Sapiens (người khôn ngoan sớm) ở Thẩm Ồm (Nghệ An) niên đại 250.000 – 140.000 năm cách ngày nay, hang Hùm (Yên Bái) niên đại 80.000 – 70.000 năm cách ngày nay.

-    Di tích cư trú, chế tác công cụ ở núi Đọ, núi Nuông, Quan Yên (Thanh Hóa), Suối Đá, Gia Tân (Đồng Nai)…

-những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á: đảo Gia-va (Java, In-do-ne-xi-a), di cốt hóa thạch ở Pôn-a-ung (Mi-an-ma); sa-ra-wak (Ma-lay-xi-a),...di chỉ đồ đá ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang-spi-an (Cam-pu-chia); Kô-ta Tham-pan (Ma-lay-xi-a)...

C2 

đời sống V/C :

Người tối cổ :Sống trong hang động, dựa vào săn bắt và hái lượm

Người tinh khốn : Biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải và làm gốm

Đời sống tinh thần ;

Người tối cổ :Biết làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá,...

Người tinh khôn ; Biết làm đồ trang sức tinh tế hơn , làm tượng bằng đá hoặc đất nung,...

Đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh

Tổ chức Xh

Người tối cổ : Sống thành bầy, có người đứng đầu ,có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái

Người tinh khôn : Công xã thị tộc gồm 2,3 thế hệ , có cùng dòng máu, làm chung và hưởng chung

-ĐSVT của người Nt.....

-Sống chủ yếu trong các hang động mái đá hoặc các túp lều lợp bằng cỏ khô , lá cây

-Nguồn thức ăn bao gồm cả các sản phẩm săn bắt, hái lựm, tự trồng trọt, chăn nuôi

ĐSTT

-Hoa văn trên đồ gốm dần mang tính nghệ thuật, trang trí

- ở nhiều hang động, người ta đã phát hiện ra các mộ táng được chôn theo công cụ và đồ trang sức

c3

- Không sống theo bầy mà theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.

- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.

- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.

c4

tư liệu hiện vật  gồm những di tích, công trình hay đồ vật (văn bia, trống đồng, đồ gốm…)

tư liệu chữ viết  là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ.

tư liệu truyền miệng là những câu chuyện (truyền thuyết, cổ tích, thần thoại…) được truyền từ đời này sang đời khác.

tư liệu gốc là những tư liệu thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc là lịch sử thời kì đó

=> đây là 1 tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử

câu 5

Từ xa xưa, con người đã nghĩ ra cách làm lịch 

+ Âm lịch được tính theo chu kì chuyển động của mặt trăng quanh trái đất

+ Dương lịch được tính theo chu kì chuyển động của  trái đất quanh mặt trời

c6

quá trình chuyển biến từ vượn người thành người trải qua 3 giai đoạn chính

+Vượn cổ

+ Người tối cổ

+Người tinh khôn

c7

giống nhau: • Ấn Độ, Ai Cập và Lưỡng Hà cả 3 đều nằm ở lưu vực các con sông lớn, nhiều phù sa, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp * Khác nhau: ở vị trí địa lí: Lưỡng Hà: • Nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rat EuphratesEuphrates và Ti-go-rơ. • Là vùng bình nguyên Ai Cập: • Nằm ở phía đông bắc châu Phi, dọc hai bên bờ sông Nin • Phía bắc vùng hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung hải • Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi, đồi cát • Phía tây và đông giáp sa mạc Ấn Độ: • Ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông • Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a • Dãy Vin-di-a vùng Trung Ấn chia đia hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn

c9

sự phân hóa trog xã hội Ấn độ cổ đại được biểu hiện qua chế độ đẳng cấp Vac-N

a

Đẳng cấp thứ nhất ; Bra-Man ( tức là Bà la môn ) gồm những người da trắng đều là tăng lữ ( quý  tộc chủ trì việc tế lễ của đạo Bà la môn ) họ là chúa tể, có địa vị cao nhất

đẳng cấp thứ hai ; Ksatria gồm quý tộc , Vương công, vũ sĩ, có thể làm vua hoặc các thứ quan lại

đẳng cấp thứ ba Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân . Họ phải nộp thuế cho nhà nước và cung phụng đẳng cấp 1,2

đẳng cấp thứ tư ; Cudra gồm đại bộ phận là các cư dân bản địa bị chinh phục . Nhiều người là nô lệ,là kẻ tôi tớ, đi làm thuê, làm mướn

câu 11 

Vào khoảng thiên niên kỉ thứ 4  trước công nguyên , người nguyên thủy đã phát hiện  ra 1 loại nguyên liệu mới để chế tạo ra công cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá . Đó chính là kim loại

- Con người có thể khai hoa, mở rộng diện tích đất trồng trọt

câu 12

- Thời đại đồ đồng ở Việt Nam đã trải qua 5 nền văm hóa khảo cổ, là:

+ Văn hóa Phùng Nguyên (khu vực Bắc Bộ), có niên đại khoảng 2000 năm TCN.

+ Văn hóa Đồng Đậu (Bắc Bộ), tiền Sa Huỳnh (Trung Bộ), có niên đại khoảng 1500 năm TCN.

+ Văn hóa Gò Mun (Bắc Bộ) và Văn hóa Đồng Nai (Nam Bộ), có niên đại khoảng 1000 năm TCN.