Câu 1 Nêu khái quát công lao của các anh hùng dân tộc thời Bắc thuộc mà em đã được học ? bản thân em em có thái độ gì đối với các anh hùng dân tộc đó? Câu 2 trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền năm 938? Tại sao nói nói đây Đây là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc

1 câu trả lời

Câu 1:

* Những vị anh hùng có công giương cao ngọn cờ đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ thế kỉ X-XVIII:

- Ngô Quyền

+ Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài.

+ Sau khi chiến thắng oanh liệt, ông lên ngôi vua năm 939, sáng lập nhà Ngô.

+ Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử Việt Nam.

- Lê Hoàn

+ Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc.

+ Đánh tan quân Tống xâm lược.

+ Lên ngôi vua năm 980 - 1005, sáng lập ra nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt.

+ Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử Việt Nam.

- Lý Thường Kiệt

+ Tổ chức quân dân cả nước chuẩn bị đối phó với quân Tống.Đề ra chủ trương sáng tạo độc đáo"Tiến công trước để tự vệ"

+ Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân Tống thắng lợi

+ Lý Thường Kiệt là nhà quân sự tài ba lỗi lạc,có công lao rất lớn đối với sự nghiệp của nhà Lý và dân tộc.

- Trần Quốc Tuấn

+ Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

+ Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

+ Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

+ Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

+ Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

- Lê Lợi

+ Chống lại và đánh đuổi nhà Minh xâm lược.

+ Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có được những trận thắng.

+ Chấp nhận hi sinh để đánh đuổi quân xâm lược và chọn được một đội quân sĩ dũng cảm.

- Nguyễn Trãi

+ Là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân

- Nguyễn Huệ

+ Lật đổ chính quyền họ Ngyễn ở Đàng Trong (1777)

+ Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài (1786), vua Lê (1788)

+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh

Câu 2:

* Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng:

- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm

- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quân trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến ra ác liệt ( thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách; thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút )

- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta

* Tại vì:

- Trận chiến Bạch Đằng đã kết thúc 1000 năm đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc , ddaapj tan hoàn toàn ý đồ xâm lược nước ta một lần nữa . Bước đầu cho thời kì xây dựng nền độc lập.