Câu 1: Nêu khái niệm tôn trọng lẽ phải? Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải? Câu 2: Thế nào là giữ chữ tín? Biểu hiện và cách rèn luyện?. Câu 3: Thế nào là tôn trọng người khác? biểu hiện và ý nghĩa ? Câu 5: Liêm khiết là gì? Biểu hiện và ý nghĩa? Câu 6: Nêu khái niệm của pháp luật và kỉ luật? Câu 7: Nêu đặc điểm và bản chất của pháp luật

2 câu trả lời

Câu 1: 

- Khái niệm

   + Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

   + Tôn tọng lẽ phải là phải công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều được coi là đúng đắn; biết điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực; k chấp nhận và k làm những việc sai trái.

- Biểu hiện:

   + Yêu quý, kính trọng

   + Hình thành nhân cách tốt đẹp

   + Có cách ứng xử phù hợp.

   + Làm cho quan hệ xã hội lành mạnh và phát triển.

Câu 2:

- Giữ chữ tín là coi tọng lòng tin của mọi người, biết giữ lời hứa và biết tin tưởng nhau.

- Biểu hiện:

   + Giữ chữ tín là giữ lời hứa

   + Đúng hẹn

   + Đã nói là làm, tôn tọng những điều đã xam kết, có trách nhiệm về lười nói, hành vi và việc làm của bản thân

- Cách rèn luyện:

   + Làm tốt chức trách, nhiệm vụ

   + Giữ đúng lời hứa

   + Đúng hẹn trong mọi mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh

Câu 3:

- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi tọng danh dự, phẩm giá, và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.

- Biểu hiện:

   + Lời nói

   + Thái độ

   + Hành động

   + Cử chỉ

   + Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi

- Ý nghĩa:

   + Nhận được sự tôn trọng của người khác.

   + Là cơ sở để quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, tốt đẹp hơn.

Câu 4:

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm những toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ.

- Biểu hiện:

   + Không nhận quà hối lộ từ người khác
   + Nhặt được của rơi trả lại người mất
   + Học sinh không quay bài giờ kiểm tra
   + Không trộm cắp
   + Làm việc hết sức bằng tài năng và sức lực, không dựa dẫm người khác.

- Ý nghĩa:

   + Làm cho con người sống thanh thản, sống có trách nhiệm

   + Nhận được sự quý trọng, tin cậy

   + Làm cho xã hội tỏng sạch, tốt đẹp hơn

Câu 5:

- Pháp luật là các quy tắc sử xự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội ( nhà trường, cơ quan, cơ sở sản xuất, ...) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hoạt động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

Câu 7:

  • Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến.
  • Tính bắt buộc: Pháp luật do Nhà nước bạn hành, mang tính quyền lực do nhà nước bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định.
  • Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện tỏng các văn bản pháp luật.

- Bản chất của pháp luật:

   + Thể hiện ý chí của GCCN và NDLĐ trước sự lãnh đạo của Đảng cộng sảng Việt Nam.

   + Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ( chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục).

câu 1

Khái niệm:- Tôn trọng lẽ phải là công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái. ... - Tôn trọng lẽ phải được thể hiện qua thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của con người.

câu 2

A.Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.

- B,Biểu hiện:

+ Thái độ vâng lời

+ Hành động hỏi thăm, giúp đỡ thầy cô giáo những lúc cần thiết

+ Làm tròn nghĩa vụ của người học sinh: làm cho thầy cô giáo vừa lòng

- Cách rèn luyện:

+ Làm tròn trách nhiệm của người học sinh

+ Vâng lời thầy cô giáo

+ Thường xuyên hỏi thăm, vâng lời thầy cô giáo những lúc cần thiết

CÂU 3

a,Tôn trọng người khác là sự nhận ra giá trị của một người và coi trọng giá trị đó. Tôn trọng người khác không phải là đánh giá quá cao so với khả năng một người, không phải sự nịnh bợ thô kệch mà là sự đánh giá đúng mức, không thái quá.

b.Khi chúng ta tôn trọng người khác, chúng ta có thể khiến họ thoải mái và vui vẻ với mình hơn, người đó sẽ cảm thấy mình được ghi nhận, được xem trọng từ đó có thể kích thích sự phát triển, ý chí của họ.

Tôn trọng mọi người còn có ý nghĩa với xã hội, cộng đồng: Nếu như mọi người sống tôn trọng lẫn nhau, xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn

câu 5

Câu hỏi trong lớp Xem thêm