Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản? Thế nào là thể Chiếu? Câu 2: Chứng minh văn bản “Chiếu dời đô” có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình.

2 câu trả lời

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác

+ Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

-Chiếu là một thể văn thư có cội nguồn từ Trung Quốc, nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân. Thể văn này có khi còn gọi là chiếu thư, chiếu chỉ. Ở Việt Nam thể chiếu cũng đã có từ lâu đời (cùng loại với mệnh, lệnh và chế). Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu.

Câu 2 :

Bài làm:

  • Trình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô:
    • Nêu sử sách bên Trung Quốc làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.
    • Soi tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải dời đô.
    • Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.
  • Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Ví như "Trẫm rất đau xót về việc đó", đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tại tính chất đối thoại và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. Và vì thế, lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.

Hoàn cảnh sáng tác: chiếu dời đô được ông viết năm canh tuất, niên hiệu thuận thiên thứ nhất 1010.
Thể chiếu là một loại văn bản do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết vể một chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, trang nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần.

a. Cơ sở của việc cần thiết phải dời đô Các triều đại nhiều lần dời đô nên việc nước lâu dài. Nhà Thương, nhà Chu nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu. Các triều đại nhiều lần không chịu dời đô nên việc nước lâu dài. Nhà Đinh, nhà Lê không chịu chuyển dời nên vận nước ngắn ngủi. Hai luận cứ rất thuyết phục vì dẫn chứng toàn diện, phong phú. Lập luận chặt chẽ, tập trung nêu bật được dụng ý cần nói: Nhất định phải thay đổi. Lý lẽ sắc sảo vì đã thể hiện được mối quan hệ giữa dời đô với sự thịnh suy của hoàng tộc và nhân dân. Thái độ: đồng tình với các triều đại viết mệnh trời, thuận lòng dân mà thay đổi và phê phán, lên án các triều đại kinh thường mệnh trời mà không chịu đổi. → Như vậy bản chất của việc dời đô là chính đáng, có lợi cho dân tộc, cho đất nước. Sử Trung Quốc đã ghi rõ điều đó lẽ nào ta không làm theo họ để cho "vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh". b. Lí do chọn Đại La là kinh đô mới Liệt kê hàng loạt những điểm tốt của Đại La. Là kinh đo cũ của Cao Vương. Vị trí địa lý thuận lợi: Ở vào trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây: là nơi tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế đẹp: rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng chứ không thấp như Hoa Lư. Cuộc sống dân cư được đảm bảo, mọi mặt kinh tế, chính trị đều pháp triển. Lời cảm tạ chân thành trời đất. → Đánh giá cao vị trí, lợi thế và tiềm năng phát triển của Đại La bằng một cảm xúc trầm trồ, thiết tha. Vị vua anh minh như Lí Thái Tổ đã nhìn thấy trước cả một tương lai rực rỡ của đất nước Đại Việt.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước