Câu 1: Em hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X ? Câu 2: Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai ? Câu 3: Tại sao nói giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến thế kỉ X là “thời Bắc thuộc”? Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại những gì? Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ thành quả đó? Câu 4: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2?

2 câu trả lời

Câu 1:

* Tình hình kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp:

+ Có sự giao lưu, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

* Nhận xét:

- Nền kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X đã có trình độ phát triển cao.

- Nhân dân Cham-pa cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Một số ứng dụng trong nông nghiệp như ruộng bậc thang, xe guồng nước đến ngày nay vẫn còn sử dụng.

Câu 2:

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai:

- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.

- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

- Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

Câu 3:

- Vì đây là thời kì nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị kéo dài hơn một nghìn năm, là thời kì đen tối và nguy nan nhất của dân tộc ta.

- Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại :

+ Lòng yêu nước

+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc

+ Ý thức vươn lên, bảo vệ nên văn hóa dân tộc

- Học sinh chúng ta cần phải học thật tốt, thật nhiều để biết thêm về lịch sử dân tộc và tuyên truyền bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông đã xây dựng

Câu 4:

 * Nguyên nhân
+Vì muốn mở rộng bờ cõi xuống phía nam nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta
+Lấy cớ kiều công tiễn cầu cứu vua nam hán sai con hoằng tháo cho quân xâm lược nước ta

*Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

* Kết quả: Quân ta giành thắng lợi

* Ý nghĩa : 
- Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
- Tiếp tục củng cố và giữ vững nền  độc lập.
- Mở ra thời kì phát triển đất nước.

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai:

- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.

- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

- Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

Câu 1:

* Tình hình kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:

- Nông nghiệp:

+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.

- Thương nghiệp:

+ Có sự giao lưu, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

* Nhận xét:

- Nền kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X đã có trình độ phát triển cao.

- Nhân dân Cham-pa cần cù, sáng tạo trong lao động.

- Một số ứng dụng trong nông nghiệp như ruộng bậc thang, xe guồng nước đến ngày nay vẫn còn sử dụng.

Câu 2:

 

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có công lao vô cùng to lớn, cụ thể là:

  • Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chi
  • Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.
  • Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm -> để làmnên chiến thắng vĩ đại của dân tộc
  • Câu 3:Sử cũ gọi thời gian từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc vì trong khoảng thời gian này nhân dân ta mất nước, chịu ách đô hộ hà khắc của các triều đại phong kiến phương Bắc(Trung quốc ngày nay), nhưng lúc này, ở trung quốc cũng xảy ra nội chiến liên miên, các triều đại thay nhau lên xuống

    Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên ta đã để lại :

    - Lòng yêu nước

    - Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập dân tộc

    - Ý thức vươn lên, bảo vệ nên văn hóa dân tộc

    Học sinh chúng ta cần phải học thật tốt, thật nhiều để biết thêm về lịch sử dân tộc và tuyên truyền bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa mà cha ông đã xây dựng

    Câu 4:

    -Nguyên nhân: Nghe tin Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết, Ngô Quyền kéo quân từ Ái

    hâu ra Bắc để trị tội tên phản bội.Kiều Công Tiễn đê hèn cho người đem của cải để xin vua Nam Hán cứu viện.Nhân cơ hội đó,cuối năm 938,vua Nam Hán sai con là Hoằng Tháo đem quân sang xâm lược nước ta.

    -Diễn biến: Thủy binh của Hoằng Tháo ồ ạt kéo vào phía cửa Bạch Đằng,đang lúc nước triều lên ngập hết bãi cọc.Ngô Quyền khéo léo dùng thuyền nhẹ ra khiêu chiến,giả thua chạy để dụ địch.Tên tướng trẻ kiêu ngạo Hoằng Tháo mắc mưu,thúc quân chèo thuyền chiến hăm hở đuổi theo,vượt qua bãi cọc ngầm của ta.

    -Kết quả: Quân ta cầm cự với giặc,đợi khi thủy triều rút xuống mạnh,Ngô Quyền hạ lệnh cho toàn quân đánh lại.Thủy quân Nam Hán hốt hoảng quay đầu chạy.Ra đến gần cửa biển,thuyền địch đâm phải cọc nhọn,bị vỡ và đắm rất nhiều.Quân giặc phần bị giết,phần chết đuối,thiệt hại đến quá nửa.Hoằng Tháo cũng bỏ mạng nơi đây.Đội quân xâm lược đại bại.

    -Ý nghĩa: Đây là cuộc chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta,đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của quân Nam Hán.Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập cho nhân dân ta.Khẳng định nước ta có đủ khả năng chống giặc ngoại xâm,khẳng định nền độc lập,tự chủ của nhân dân ta.

    Chúc bạn học tốt!
  • j97tk09