Câu 1: Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển chưa vững chắc? Trình bày đạc điểm địa hình phần đất liền của khu vực Đông Nam Á.

2 câu trả lời

nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển chưa vững chắc là

do Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á. Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất. Vấn đề môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

đặc điểm địa hình phần đất liền của khu vực Đông Nam Á là

Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. - Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,… -

Khí hậu: mang tính chất gió mùa.

Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm, mang mưa nhiều cho khu vực

CHÚC BẠN HỌC TỐT

 Là khu vực có dân số đông.

- Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa gần gũi với nhau.

- Ngày nay, các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm:

+ Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

+ Quá trình phát triển từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.

C2:

* Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:

- Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên.

- Phần đất liền:

+ Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối núi cao nguyên thấp.

+ Các dãy núi chính: A-ra-can, Tan, Luông Pha Băng, Các- đa-môn, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Đăng-rếch. Các cao nguyên lớn: San, Hứa Phan, Cò Rạt, Bô – lô –ven, Lâm Viên.

+ Thung lũng sông cắt xẻ sâu, địa hình bị chia cắt mạnh.

+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi, đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.

- Phần hải đảo:

+ Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích và các dải đồng bằng ven biển.

+ Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa (đặc biệt quần đảo In-đô-nê-xi-a).

* Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ:

- Địa hình bằng phẳng  là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở....thuận lợi cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước.

- Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực lớn.

- Dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu kinh tế.

C3:

– Vào mùa hạ: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió tây nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực.

– Vào mùa đông: gió mùa xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với tính chất khô và lạnh.

Gió mùa mùa hạ, mùa đông có những đặc điểm khác nhau vì vị trí, nguồn gốc hình thành khác nhau: gió mùa mùa hạ xuât phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam, gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo.

C4:

- Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á đã taoh ra những thuận lợi cũng như những khó khăn trong sự hợp tác của các nước. Cụ thể là:

+ Về thuận lợi: tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia, các dân tộc.

+ Về khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, sự khác nhau trong văn hóa của mỗi nước.

C5:

Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc, do:

- Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 -1998 đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong khu vực.

- Chưa áp dụng được công nghệ hiện đại trong các ngành sản xuất, còn phụ thuộc vào các nước phát triển. Chưa có chính sách thực sự đúng đắn cho sự phát triển công nghiệp- dịch vụ.

- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực  (ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,..).

Tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á rất đa dạng và giàu có (hải sản, khoáng sản, biển, rừng) đem lại nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành sản xuất. Do vậy nhận xét, do tài nguyên thiên nhiên của khu vực còn hạn chế cho phát triển kinh tế - công nghiệp là không đúng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm