câu 1 : duyên cớ thực dân pháp đánh bắc kì lần thứ hai? câu 2 : tình hình chiến sự ở Hà Nội khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2(1882)? sau khi thành Hà Nội thất thủ , thái độ của triều đình Huế ra sao ? câu 3 : Phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội và nhân dân các tỉnh Bắc Kỳ phối hợp với quân đội triều đình khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2 như thế nào ? câu 4 : em hãy trình bày diễn biến trận Cầu Giấy lần 2 ? câu 5 : Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi ri vi e bị chết tại trận Cầu giấy lần 2 ? câu 6 : Cho biết hoàn cảnh , nội dung cơ bản và hậu quả hiệp ước Hác-măng? câu 7 : Tại sao hiệp ước Pa-tơ-nốt được ký ? câu 8 : cho biết nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt? câu 9 : em có nhận xét gì về thái độ của Pháp và triều đình qua hai hiệp ước Pa-tơ-nốt, Hác-măng? mọi người giúp mình với ạ mình cảm ơn
2 câu trả lời
Câu 1.Nguyên nhân:
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
* Thủ đoạn:
- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
- Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
Câu 4.
Diễn biến trận Cầu Giấy năm 1873:
- Khi thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta đã khép chặt vòng vây.
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.
- Chớp thời cơ quân đội của Hoàng Tá Viêm và quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
- Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính của Pháp bị giết tại trận.
Câu 6.
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883):
- Về chính trị: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
=> Với bản hiệp ước này, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến
XL,mấy câu kia mk đang suy nghĩ
C1.
- Từ những năm 70 của thế kỉ XX, yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết.
=> Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
C2.
* Tình hình chiến sự
- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.
- Ngày 3/4/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
* Sau khi thành Hà Nội thất thủ , thái độ của triều đình Huế cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
C3.
- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn.
- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:
+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.
+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/5/1883), giết chết Ri-vi-e.
C4.
- Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh, hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội.
- Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản chống giặc. Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Rivie phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu.
- Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả tướng giặc Rivie.
C5.
*Thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại Cầu Giấy lần 2 vì:
- Pháp đã thoát khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh Pháp- Phổ.
- Thực dân Pháp phán đoán được triều đình Huế ngày càng suy yếu, lại có tư tưởng đầu hàng nên muốn nhanh chóng tận dụng thời cơ này buộc triều đình Huế đầu hàng, chấp nhận sự cai trị của chúng trên cả nước.
C6.
* Hoàn cảnh
- Lợi dụng tình hình trong nước sau khi vua Tự Đức qua đời, triều đình hoang mang Pháp đánh vào Thuận An để uy hiếp triều đình.
- Khi nghe triều đình nhà Nguyễn hỏng hốt, xin đình chiến nên Hác- Măng đã đưa ra một dự án mới bắt triều đình phải chấp nhận.
- Ngày 25/8/1883, Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp đã kí với Pháp hiệp ước Hác- Măng.
* Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng
- Về chính trị: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế:Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
* Hậu quả
- Việt Nam trở thành nước thuộc địa của Pháp.
C7.
-Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên sôi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
C8.
- Ngày 6 - 6 -1884, Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Với nội dung không khác là mấy so với Hiệp ước Hác-măng, chỉ là thực dân Pháp bổ sung một số điều khoản để làm yên lòng dân.
C9.
- Pháp đã nắm được điểm yếu của triều đình nhà Nguyễn nên đã đưa ra những yêu cầu qua hai bản Hiệp ước khiến cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp.
- Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, không có chủ kiến nên sau khi kí hai Hiệp ước nhân dân ta đã tạo nên một làn sóng phản đối với triều đình.