Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 1. Theo em nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả bài thơ là ai? 2. Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? 3. “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? 4.Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

2 câu trả lời

Câu 1 bài thơ "Nhớ rừng". Tác giả là Thế Lữ

Câu 2: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

          Ta say mồi đứng uống ánh trăng tàn?

          Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

         Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Câu 3 thuộc kiểu câu cảm thán. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả

Câu 4 :Vì tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của con người bất hòa với thực tại, khao khát mãnh liệt cuộc sống tự do, hạnh phúc, ấm no. Theo em thế hệ trẻ hiện nay cần phải góp phần xây dựng đất nước, đối với các bạn học sinh cần phải cố gắng học tập để góp phần xây dựng đất nước vững mạnh hơn.

1. - Nhận xét trên viết về bài thơ "Nhớ rừng".

    - Tác giả là Thế Lữ.

2.       Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

          Ta say mồi đứng uống ánh trăng tàn?

          Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

          Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.

3. Câu thơ trên thuộc kiểu câu cảm thán. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả.

4. 

  Vì tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của con người bất hòa với thực tại, khao khát mãnh liệt cuộc sống tự do, hạnh phúc, ấm no. Theo em thế hệ trẻ hiện nay cần phải góp phần xây dựng đất nước, đối với các bạn học sinh cần phải cố gắng học tập để góp phần xây dựng đất nước vững mạnh hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước