Câu 1: (2,0 điểm) Hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao Hít le tấn công các nước Châu Âu trước? Chiến tranh thế giới thứ hai đưa đến hậu quả gì đối với nhân loại? Trong bối cảnh thế giới hiện nay, bản thân em cần làm gì để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới Câu 2:( 2,0 đ) Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc. Câu 3: (2,5 điểm) Hãy nêu những nét chung trong phong trào độc lập dân tộc ở các nước Châu Á (1918 - 1929). câu này nx nha Câu 4 (2,0 điểm) Hãy nêu kết quả của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga. Vì sao nói cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? Câu 5: (2,5 đ) Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa? Qúa trình xâm lược thuộc địa của các nước tư bản phương Tây ở Châu Á, Châu Phi diễn ra như thế nào? Câu 6: (2,5 điểm) Hãy rút ra những nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á (1918 - 1939) mình cần gấp, giúp mình vs nha
2 câu trả lời
Từ 1939 đến 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đại thể đã trải qua 5 giai đoạn:
1. Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 (ngày Đức tấn công Ba Lan, mở đầu đại chiến) đến 22-6-1941 (ngày phát xít Đức tấn công Liền Xô).
2. Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 (ngày mở đầu cuộc phản công ở Xtalingrat).
3. Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 (ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).
4. Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 (ngày phát xít Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu).
5. Giai đoạn thứ năm:từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 (ngày Phát xít Nhật đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứ
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.
+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô, Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lương đủ mạnh để tấn công Liên Xô.
Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người dân và người tị nạn châu Âu bị mất nhà cửa. Nền kinh tế cả châu lục sụp đổ, phần lớn các hạ tầng công nghiệp bị phá hủy. Liên Xô bị ảnh hưởng nặng nề nhất với thiệt hại của nền kinh tế lên đến 30%.
Những trận ném bom của Không quân Đức vào Frampol, Wieluń và Warsaw, Ba Lan năm 1939 đã hình thành khái niệm ném bom chiến lược nhắm hoàn toàn vào dân thường. Những trận ném bom tương tự sau đó của cả quân Đồng Minh và quân Trục đã khiến nhiều thành phố bị tàn phá nặng nề.
Những nỗ lực tham chiến đã làm nên kinh tế Vương quốc Anh kiệt quệ. Chính phủ liên minh tạm thời trong chiến tranh bị giải thể, bầu cử mới được tổ chức và đảng của tướng Winston Churchill thất bại với số phiếu áp đảo thuộc về Đảng Lao động.
Năm 1947, bộ trưởng quốc phòng Mỹ George Marshall đã triển khai kế hoạch phục hưng châu Âu (Kế hoạch Marshall), kéo dài từ năm 1948 - 1952. 17 tỉ USD đã được sử dụng để phục hồi lại nền kinh tế Tây Âu.
Hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1 700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải :
Xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa con người với con người. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.
Câu 2:
- Kinh tế Nhật ngày càng phát triển mạnh. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, như Mít-xưi và Mít-su-bi-si, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Thuộc địa của đế quốc Nhật cũng từ đó mà mở rộng rất nhiều.
Câu 3:
- Hoàn cảnh: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
- Các phong trào tiêu biểu: Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:
+ Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.
+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 - 1924) đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.
+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ kì...
- Điểm mới:
+ Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
Câu 4:
Cách mạng tháng Hai
được biết tới trong nền sử học Xô viết như là Các mạng tư sản tháng Hai ( February Bourgeois Democratic Revolution) và thỉnh thoảng được gọi là Cách mạng tháng Ba, là một trong hai cuộc cách mạng đã diễn ra trong nước Nga trong năm 1917.
Những sự kiện của cuộc cách mạng đã diễn ra trong và gần Petrograd (hiện nay -Saint Petersburg), sau là thủ đô của Nga, nơi tồn tại lâu đời sự bất mãn với nền quân chủ đã bùng nổ thành những cuộc biểu tình rộng lớn chống lại chế độ phân phối lương thực vào ngày 23 tháng 2 Lịch Julian (tức ngày 8 tháng 3). Những hoạt động cách mạng đã kéo dài khoảng 8 ngày, bao gồm những đám đông biểu tình và bạo lực vũ trang đã đụng độ với cảnh sát và hiến binh, những lực lượng trung thành cuối cùng của nền quân chủ Nga. Vào ngày 12 tháng 3 lực lượng quân đội phản loạn Nga đã đứng về phe những nhà cách mạng. Ba ngày sau Sa hoàng Nicholas II thoái vị, kết thúc sự thống trị triều Romanov và Đế chế Nga. Chính phủ lâm thời của Vương công Geogry Lvov đã thay thế Hội đồng bộ trưởng Nga.
Cuộc cách mạng dường như nổ ra mà không có lãnh đạo thực sự hoặc kế hoạch chính thức. Một số vấn đề xã hội và kinh tế của Nga đã trở nên tệ hơn, những thứ đã trở nên trầm trọng hơn sau khi bắt đầu Thế chiến I trong năm 1914. Đơn vị đồn trú của thành phố gồm những binh lính bất mãn đã gia nhập những người chống chính phủ vì bánh mì, chủ yếu là phụ nữ xếp hàng chờ lấy bánh mí miễn phí, và công nhân công nghiệp đình công biểu tình trên đường. Nhiều binh lính đào ngũ, thành phố rơi vào tình trạng hỗn loạn dẫn tới sự lật đổ Sa hoàng. Trên 1300 người đã bị chết trong suốt những cuộc biểu tình tháng 3 năm 1917. Chế độ Sa hoàng đã sụp đổ dưới gánh nặng của Chiến tranh thế giới thứ I. Điều này mở đường cho những người Bolshevik chiếm chính quyền bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười.
Câu 5:
Trong thời kì cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh đã làm tăng nhu cầu tranh giành về thị trường tiêu thụ, nguyên vật liệu, nhân công lao động rẻ,... vì vậy, các nước tư bản chủ nghĩa đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa.
Năm 1858, Pháp vận động được Ai Cập cùng nhau thực hiện dự án kênh đào Suez. Đây là hành động xâm nhập châu Phi chính thức thứ hai của nước này sau Algérie. Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do, Ai Cập đã nhượng lại cổ phần của mình trong dự án cho Anh vào năm 1875. Lập tức, Anh đẩy mạnh xâm nhập châu Phi từ Ai Cập mà trước hết là đặt Ai Cập dưới sự bảo hộ của mình và tiến hành xâm chiếm Sudan năm 1882. Việc này làm mâu thuẫn giữa Anh và Pháp về vấn đề châu Phi nảy sinh từ cuộc viễn chinh của Napoleon được đẩy cao thêm, sau này dẫn tới sự kiện Fashoda.
Trước động thái của Anh, Pháp đã khẩn trương chiếm Tuynisia năm 1881, Guinée năm 1884. Tuynisia vốn được Italia để ý từ lâu. Việc Pháp chiếm Tuynisia đã đẩy Italia tiến tới liên minh với Đức và Áo. Không chiếm được Tuynisia, song Italia đã xâm nhập được vào miền Đông Bắc Phi tại Eritrea và chiếm được một phần xứ này.
Bên cạnh Bắc Phi, Pháp cũng xúc tiến xâm nhập châu Phi từ phía Tây trong những năm 1880. Pierre Savorgnan de Brazza được Pháp cử đi thám hiểm Vương quốc Kongo. Cùng thời gian đó, vua Bỉ Leópold Đệ nhị bí mật cử Henry Stanley quay trở lại Congo để thám hiểm với mục đích chuẩn bị cho việc nước này xâm nhập vào đây. Kết quả là Bỉ đã chiếm được Congo trước Pháp và Nhà nước Tự do Congo được thành lập là tài sản riêng của Leópold Đệ nhị.
Tới thập niên 1880, người Đức có thay đổi trong chính sách xâm chiếm thuộc địa. Trước đó, người Đức có ý đồ tranh giành thuộc địa ở châu Á và châu Đại Dương, nhất là nhằm vào Philippines, Timor và Đài Loan. Khi Otto von Bismarck lên làm thủ tướng Phổ, ông liền tuyên bố Weltpolitik (Chính sách thế giới). Theo đó, Phổ sẽ tập trung hoạt động khai phá thuộc địa của mình ở châu Phi. Trong vòng hai năm 1884-1885, Đức khẩn trương thâm nhập vào Tây Phi, Tây Nam Phi và Đông Phi để từ hai phía Đông - Tây chiếm thêm các miền đất khác của châu Phi. Chính sách bành trướng theo chiều ngang này của Đức đã xung đột với chính sách bành trướng theo chiều dọc từ hai đầu Nam - Bắc của Anh. Hai nước đã phải đàm phán với nhau và kết quả là Đức chịu để cho Anh chiếm các miền mà nay là Kenya và Uganda.
Một mặt chủ động xâm chiếm, mặt khác Bismarck mở Hội nghị Berlin vào năm 1884. Tại hội nghị này, các nhà ngoại giao của 14 nước châu Âu đã đề ra một số nguyên tắc về chiếm thuộc địa ở châu Phi trong đó có việc các nước không được có hành động chiếm thuộc địa nào mà không báo trước cho các nước khác biết.
Năm 1894, Tây Phi thuộc Pháp được thành lập và Pháp dựa vào đây để mở rộng lãnh địa của mình ở Tây Phi.
Ở Đông Phi, mâu thuẫn Anh - Pháp ngày càng dâng cao dẫn tới sự kiện Fashoda. Chính sách bành trướng thuộc địa theo chiều ngang Đông - Tây của Pháp xung đột với chính sách bành trướng thuộc địa theo chiều dọc Bắc - Nam của Anh và điểm tập trung sự xung đột là Sudan. Năm 1894, Pháp cử quân tới chiếm Fashoda ở thượng lưu sông Nile làm xứ bảo hộ của mình. Anh liền hậu thuẫn cho một lực lượng bản xứ Sudan chống lại quân Pháp. Chiến tranh gần như sắp nổ ra. Sau đó, Pháp nhượng bộ và từ bỏ Đông Phi. Mâu thuẫn Anh - Pháp tại vùng Đông Phi được giải quyết sau sự kiện Fashoda, Pháp chịu cho Anh tiến vào Tây Phi và chiếm các xứ ngày nay là Nigeria, còn Anh chịu cho Pháp chiếm Madagascar và thừa nhận ảnh hưởng của Pháp tại Maroc.
Năm 1905, Wilhelm Đệ nhị của Đức đến thăm Tanger (Maroc) và có bài phát biểu ủng hộ sự độc lập của Maroc. Điều này khiến cho mâu thuẫn Pháp - Đức vốn có sẵn từ lâu dâng cao thêm. Hai nước đưa lực lượng quân sự của mình tới vùng biên giới chung để sẵn sàng chiến đấu. Hội nghị Algeciras được tổ chức để giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước. Tại đây, do được ít nước tham dự ủng hộ, nên Đức đã phải chịu nhượng bộ Pháp. Lịch sử gọi sự kiện giữa hai nước này là Khủng hoảng Maroc thứ nhất. Tuy nhiên, tham vọng của Đức không mất đi.
Năm 1911, người Berber ở Maroc nổi dậy chống Pháp. Pháp xuất binh trấn áp. Đức lấy cớ bảo vệ kiều dân của mình liền cử pháo hạm Panther tới Agadir. Pháp tố cáo với Anh hành động của Đức và đề nghị Anh Pháp liên hợp cử các đơn vị hải quân tới Agadir. Anh coi hành động của Đức là thách thức ưu quyền về hải quân của mình. Quan hệ giữa các nước châu Âu trở nên căng thẳng. Lịch sử gọi đây là Khủng hoảng Maroc thứ hai hay Khủng hoảng Agadir. Sau đó đàm phán được tiến hành với kết quả là Đức tuyên bố tôn trọng ảnh hưởng của Pháp với toàn bộ Maroc, nhưng Pháp phải "thưởng" cho Đức một phần xứ Congo thuộc Pháp. Đức gọi thuộc địa mới này là Neukamerun và nhập vào Kamerun, thuộc địa của Đức từ 1884. Đức "cảm ơn" Pháp bằng một vùng đất nhỏ ở nơi ngày nay gần thủ đô N'Djamena của Tchad.
Câu 6:
- So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:
+ Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
- Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng,bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
- Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)
+ Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản:
- Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).
- Đảng lãnh đạo cách mạng,đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).