Bình luận về câu ca dao: " Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" Lưu ý : ko cop mạng, tự làm

1 câu trả lời

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Câu ca dao đưa đến cho chúng ta thông điệp, bài học quý giá nào?

=> Sự giản dị trong lối sống, ăn mặc

2. Chứng minh

- Kinh đô của mười hai vương triều phong kiến Trung Quốc - Tràng An.

- Sự gìn giữ bản sắc dân tộc

3. Bình luận

- Giản dị là một trong những lối sống tốt đẹp của nhân dân ta

- Không nên sống một cách xa hoa, lãng phí quá mức

- Giản dị không đồng nghĩa với việc ăn uống tiết kiệm quá mức, ăn mặc tuềnh toàng

- Bản sắc văn hóa dân tộc - đừng để nó bay đi theo năm tháng thời gina, hãy gìn giữ và phát huy nó. 

4. Liên hệ

- Có lối sống cho riêng mình

- Lối sống ấy phả mang ý nghĩa tích cực

- Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của câu ca dao.

II, Bài văn tham khảo

Ca dao là một trong những thể loại văn học của Việt Nam. Nó không chỉ giản dị mà nó còn để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Một trong những bài học đó là sự giản dị. Điều này được thể hiện rõ qua câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"

Ngày nay, trong thanh niên đang hình thành lối sống ăn chơi đua đòi. Họ chạy theo những thị hiếu nhất thời, những màu sắc lòe loẹt lạ mắt của nếp sống xô bồ mà lầm tưởng là hiện đại. Họ quên đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Họ thường đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài mà không nghĩ đến phẩm chất tâm hồn bên trong. Để nhắc nhở cháu con biết sống đẹp, các bậc cao niên ở Thủ đô ta thường hay nói tới câu ca dao xưa với vẻ rất tự hào:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Nói rằng “chẳng thơm", nói rằng “không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của người Thủ đô Thăng Long - Hà Nội: nét thanh lịch.

Hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa mới thanh cao làm sao. Trắng là màu sắc bên ngoài, đồng thời cùng gợi ra sự trong trắng bên trong: sự kín đáo, dịu dàng của hương thơm. Hương hoa nhài không sực nức nồng nàn mà chỉ thoang thoảng, nhưng lâu bền.

Còn Tràng An, vốn là kinh đô của mười hai vương triều phong kiến Trung Quốc. Là đất kinh kì nhiều đời vua nhất Trung Quốc, nên Tràng An là nơi tụ hội kết tinh của những nét đẹp văn hoá cả nước, rồi sau trở thành bản sắc truyền thống của Tràng An, không đâu sánh bằng. Lâu dần Tràng An trờ thành biểu tượng của nét dẹp kinh kì; được sử dụng như một danh từ chung, đồng nghĩa với kinh kì, kinh đô nói chung của các nước vùng lân cận Trung Quốc như nước ta. Bởi vậy, cụm từ “người Tràng An" trong câu ca có nghĩa là nói kinh đô, người Thăng Long Người kinh đô Thăng Long có lối sống rất tao nhã, thanh cao, ý chí rất văn minh, lịch sự. Lối sống đó đã trở thành bản sắc dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi.

Dù ở đâu người ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa “rừng hương”, ở đất kinh kì này, phụ nữ thì trang phục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói dịu dàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang, dịu hiền mà vẫn lanh lợi tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp lịch sự với những người khác phái và cũng có một sự ưa nhìn không kém.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
2 lượt xem
2 đáp án
59 phút trước