Ai giúp mình với ạ C1 So sánh 3 nhóm đất chính về đặc tính, phân bố và giá trị sử dụng. C2 Nêu đặc điểm chung của sinh vật VN. Nêu tên và sự phân bố của các kiểu hệ sinh thái nước ta.

2 câu trả lời

Câu 1 ( ảnh mình đánh máy)

Câu 2

Đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam

+Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng vé công dụng của các sản phẩm sinh học.
+Trên đất nước ta, những điều kiện sống cần và đủ cho sinh vật khá thuận lợi. Hoàn cảnh đó đã tạo nên trên đất liền một đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên Biển Đông một khu hệ sinh vật biến nhiệt đới vô cùng giàu có.
+Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên (rừng, biển ven bờ) bị tàn phá. biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng.

Tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái nước ta:

-Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển.
-Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở vùng đồi núi.
- Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi.

Đặc điểm so sánh

Đất Feraliy ở đồi núi thấp:

Đất mùn núi cao:

Đất bồi tụ phù sa:

Sự phân bố

Vùng đồi núi thấp (chiếm 65%)

 

Phân bố ở vùng núi cao

(chiếm 11%).

Phân bố ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.

(chiếm 24% diện tích đất).

 

Đặc tính

Chua, nghèo mùn, nhiều sét, màu đỏ vàng.

 

Đặc tính của đất là giàu mùn

 

Đất có đặc tính phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn.

 

Giá trị sử dụng

Thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

 

Thích hợp trồng rừng và cây công nghiệp.

 

Thích hợp trồng cây lương thực và cây ăn quả.

 Câu2

1. Đặc điểm chung

- Sinh vật rất phong phú và đa dạng.

+ Đa dạng về thành phần loài và gen.

+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

+ Đa dạng về công dụng và sản phẩm.

- Trên đất liền: đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên biển Đông: hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

Mong ctlhn<3

Câu hỏi trong lớp Xem thêm