Ai cho mình một số câu của dề ls đl lớp 6 giữa kì 1 với ạ

2 câu trả lời

Tham khảo :

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)

1. Phần Lịch sử (1đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Công lịch quy ước

A. Một thập kỷ 100 năm. Một thế kỷ 10 năm. Một thiên niên kỷ có 1000 năm
B. Một thập kỷ 10 năm. Một thế kỷ 100 năm. Một thiên niên kỷ có 1000 năm
C. Một thập kỷ 1000 năm. Một thế kỷ 100 năm. Một thiên niên kỷ có 10 năm
D. Một thập kỷ 1 năm. Một thế kỷ 10 năm. Một thiên niên kỷ có 1000 năm

Câu 2. Văn bia tiến sĩ đặt ở Văn Miếu Quốc tử giám thuộc nguồn tư liệu nào?

A.Tư liệu hiện vật
B. Tư liệu chữ viết.
C. Tư liệu truyền miệng.
D. Vừa là tư liệu chữ viết vừa là tư liệu hiện vật.

Câu 3. Xã hội nguyên thủy trải qua những giai đoạn nào?

A. Bầy người nguyên thủy.
B. Công xã thị tộc.
C. Thị tộc mẫu hệ.
D. Bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc

Câu 4. Lao động đã....?

A. Tạo ra thức ăn cho người nguyên thủy
B. Giúp người nguyên thủy tiến hóa nhanh về hình dáng
C. Giúp đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú hơn
D. Làm cho loài Vượn người tiến hóa dần thành người tối cổ, người tinh khôn đồng thời nó thúc đẩy xã hội loài người phát triển tiến bộ hơn.

2. Phần Địa lí (2,0 điểm)

Câu 1: Trong hệ Mặt Trời, theo tứ tự xa dần Mặt Trời thì Trất Đất nằm ở vị trí thứ:

A. 2
B. 3
C.4
D. 5

Câu 2: Trái đất có hình dạng:

A. Hình cầu
B. Hình tròn
C.Hình vuông
D. Hình elíp

Câu 3: Đâu không phải là hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?

A. Ngày đêm luân phiên
C. Mùa trên Trái Đất
B. Giờ trên Trái Đất
D. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

Câu 4: Trái Đất vận động tự quay quanh trục theo hướng:

A: Từ Đông sang Tây
B. Từ Bắc xuống Nam
C. Từ Nam lên Bắc
D. Từ Tây sang Đông

Câu 5: Bán kính của Trái Đất là:

A. 40 076 km.
B. 6378 km.
C. 510 triệu km2.
D. 149,6 triệu km.

Câu 6: Vị trí của điểm C được xác định là chỗ cắt nhau của đường kinh tuyên 120oĐ và vĩ tuyến 10oB thì toạ độ địa lí của điểm C là:

A. C (10oB, 120oĐ).
C. C (10oB, 120o).
B. C (10oN, 120oĐ).
D. C (120o T, 10oB).

Câu 7: Thông thường trên bản đồ, để thể hiện ranh giới giữa các quốc gia, người ta dùng loại kí hiệu là:

A. kí hiệu điểm.
B. kí hiệu diện tích.
C. kí hiệu đường.
D. kí hiệu hình học.

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng theo quy ước phương hướng trên bản đồ?

A. Đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc.
B. Đầu phía dưới kinh tuyến chỉ hướng nam.
C. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông.
D. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng tây.

I. PHẦN TỰ LUẬN (7 đ)

Câu 1. (1,0 điểm). Nguồn gốc loài người bắt nguồn từ đâu? Em hãy nêu những dấu tích của người tối cổ? Việt Nam tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở địa điểm nào?

Câu 2. (1 điểm). Nêu đặc điểm đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta?

Câu 3. (1,5 điểm): Bản đồ là gì? Em hãy cho biết vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.

Câu 4. (2,5 điểm): Em hãy vẽ một vòng tròn tượng trưng cho Trái Đất và xác định đúng các vị trí sau trên vòng tròn đã vẽ: điểm cực Bắc, điểm cực Nam, đường xích đạo, kinh tuyến gốc, nửa. cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây.

Câu 5. (1,0 điểm): Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 5 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Thái Bình là 3,5 cm. vậy trên thực tế thành phố TB cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét?

Câu 1: Nhà nước Ấn Độ hình thành bên bờ hai con sông nào?

A. Sông Nin và sông Hằng.

B. Sông Hồng và sông Hoàng Hà.

C. Sông Ấn và sông A-ma-zôn.

D. Sông Ấn và sông Hằng.

Câu 2: Ở Lưỡng Hà cổ đại, vua được gọi là gì?

A. Thượng hoàng.

B. Pha-ra-ông.

C. En-si.

D. Thiên tử.

Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành không trên cơ sở nào sau đây?

A. Nhu cầu liên kết chống giặc ngoại xâm.

B. Sự phân hóa giai cấp giàu nghèo.

C. Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thương nghiêp.

D. Nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.

Câu 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời trên lưu vực các dòng sông lớn thuộc châu lục nào?

A. Châu Á và châu Phi.

B. Châu Á.

C. Châu Phi.

D. Tây Á.

Câu 5: Hai loại cây trồng chính, nổi tiếng của cư dân Hi Lạp và Rô-ma cổ đại là

A. khoai và sắn.

B. lúa và ngô.

C. lúa và nho.

D. nho và ô liu.

Câu 6: Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời từ bao giờ?

A. Đầu thế kỷ I TCN.

B. Đầu thiên niên kỷ I TCN.

C. Thiên niên kỷ I TCN.

D. Thế kỷ I TCN.

Câu 7: Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, các ngành kinh tế phát triển là các ngành nào?

A. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

B. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.

C. Nông nghiệp và thương nghiệp.

D. Thương nghiệp và hàng hải.

Câu 8: Ngoài các sản phẩm thủ công, người Hy Lạp, Rô-ma còn mang bán hàng hóa gì?

A. Lúa mỳ.

B. Rượu nho.

C. Rượu nho và dầu ô liu.

D. Dầu ô liu.

Câu 9: Stơ-ra-bôn là nhà khoa học cổ đại nổi tiếng trong lĩnh vực nào?

A. Văn học.

B. Thiên văn học.

C. Lịch sử.

D. Địa lý.

Câu 10: Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Đông thuận lợi cho sự phát triển của:

A. Nông nghiệp.

B. Chăn nuôi.

C. Ngoại thương.

D. Thủ công nghiệp.

$[H.AnhMC]$ 

Chúc bạn giải được đề nha :)))