5. Câu thơ “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” nói gì về tâm trạng của chủ thể trữ tình? Ngoài chọn đáp án, em hãy phân tích thêm! A. Xao xuyến, bồi hồi C. Buồn bã, chán nản C. Mừng rỡ, niềm nở D.Bất bình giận dữ. 6. Hai câu thơ: “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Ẩn dụ C. So sánh B. Hoán dụ D. Đối xứng Hãy chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của nó. 7. Nhận định nào nói đúng nhất về hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng. B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường. C. Một con người yêu thiên nhiên lạc quan. D. Một con người giàu lòng yêu thương. 8. Có người cho rằng, Nhật kí trong tù là “cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ này. 9. Trình bày ngắn gọn về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của bài thơ “Ngắm trăng”. 10. Sưu tầm một số câu thơ viết về trăng của Bác trong Nhật kí trong tù. 11. Học thuộc bài thơ cả phần nguyên tác và dịch thơ. 12. (1) Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?(2) Hình ảnh nào cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác Hồ với trăng?(3) Bài thơ nói lên điều gì về Bác Hồ? 13. Viết đoạn văn theo cách diễn dịch từ 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về hai câu cuối bài thơ. Đv có sử dụng một câu ghép ( chỉ rõ)

1 câu trả lời

5,

A. Xao xuyến, bồi hồi

"Đối thủ lương tiêu nại nhược hà?" có nghĩa là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Trong hoàn cảnh tù ngục vô cùng tối tăm và gian khổ, không có rượu cũng chẳng có hoa để thưởng cảnh, người tù cách mạng Hồ Chí Minh vẫn thể hiện được tình yêu, niềm say mê với thiên nhiên, với vầng trăng. Tâm trạng của Bác trước thiên nhiên chính là tâm trạng xao xuyến, bồi hồi.

6, 

D. Đối xứng

Hai câu thơ cuối bài Ngắm trăng sử dụng nghệ thuật đối xứng. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng, sánh đôi, đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa Bác và trăng vẫn tìm được sự giao hoà tuyệt đối, giao hòa về tâm hồn và cuộc vượt ngục tinh thần. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ giữa Bác và vầng trăng
7, 

C. Một con người yêu thiên nhiên lạc quan.

Tình yêu thiên nhiên và phong thái lạc quan của Bác đã được thể hiện qua bài thơ Ngắm trăng. Tình yêu thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên và cuộc vượt ngục tinh thần của Bác chính là điều mà đem đến giá trị của bài thơ

8, 

Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến "Nhật kí trong tù là “cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác".  Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng?

9, 

- Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm của tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh và phong thái ung dung của Bác ngay trog hoàn cảnh lao tù tăm tối cực khổ.

- Nghệ thuật

 + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc

+ Sử dụng phép đối, nhân hoá linh hoạt.

+ Vừa mang mầu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.

10,

"Trăng gió đêm Thu gợn vẻ sầu
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng Thu"
                                          (Trăng thu)

"Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn"
                                          (Giải đi sớm)

"Trên trời trăng lướt giữa làn mây"
                                          (Đêm thu)

12,

(1): Hoàn cảnh sáng tác: Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

(2): Hình ảnh cho thấy tình cảm gắn bó giữa Bác và vầng trăng là hình ảnh Bác hướng ra ngoài ngắm trăng, hưởng thụ vẻ đẹp của trăng; còn trăng thì cũng soi sáng như đáp lại tình yêu của Bác

(3): Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, phong thái lạc quan, bản lĩnh cách mạng mạnh mẽ, vững vàng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

13,

Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và trong "Ngắm trăng", trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. 

*** câu ghép được in đậm.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước