3. Tìm các câu cầu khiến trong những câu dưới đây. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi có được không? a/ Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: - Mẹ ra mời sứ giả vào đây. (Thánh Gióng) b/ Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. (Em bé thông minh) 4. Chỉ ra sự khác nhau về hình thức câu cầu khiến và sự thay đổi quan hệ giữa người nói và người nghe trong các câu sau( Trích từ truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”) a/ Lão đi tìm con cá và bảo nó tao không muốn làm một bà phu nhân nữa, tao muốn làm nữ hoàng kia. b/ Mày hãy đi tìm con cá, bảo nó tao không muốn làm nữ hoàng, tao muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển, để con cá vàng hầu hạ tao và làm theo ý muốn của tao. 5. So sánh các câu sau đây và trả lời câu hỏi: - Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! (Ngô Tất Tố) - Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ! - Chồng tôi đau ốm, xin ông chơ hành hạ! a/ Xác định sắc thái mệnh lệnh trong các câu trên. b/ Câu nào có tác dụng nhất? Vì sao?

2 câu trả lời

3. a/ Mẹ ra mời sứ giả vào đây

b/ Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua....để xẻ thịt chim

- Nếu không có chủ ngữ thì sẽ có thể khiến nghĩa bị thay đổi

- Trong câu a/ nếu ta bỏ chủ ngữ thì như vậy đứa bé sẽ không tôn trọng người lớn,vì vậy câu này không thể bỏ chủ ngữ.

- Trong câu b/ thì bỏ CN cũng được nhưng giữ nguyên CN thì nó lịch sự và nhẹ nhàng hơn

4. a/ câu cầu khiến: tao không muốn,tao muốn...

       Quan hệ: Lão><tao

     b/ câu cầu khiến: tao ko muốn, tao muốn làm..

           Quan hệ: mày><tao

5. a/ - giọng nói gấp gáp

         - giọng nói có ý muốn đề nghị

       - giọng nói nhẹ hơn,chưa đủ mạnh mẽ

 b/ Câu đầu tiên có tác dụng nhất vì nó có các từ ngữ bộc lộ sự ức chế của người nói

HỌC TỐT NHÉ BẠN!! UwU

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
21 giờ trước