1.Vì sao nước ta có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch? 2.Để trở thành trung tâm công nghiệp lớn thành phố Hồ chí Minh phải có những điều kiện gì? 3.Hãy kể tên các ngành công nghiệp chính ở nước ta 4.Vì sao ngành thủy sản ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ? 5.Vì sao các ngành công nghiệp dệt may,thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển? 6.NƯớc ta bao gồm những loại khoáng sản nào? 7.Việt Nam nằm ở Bán đảo đông dương và ở Châu Á đúng không?(câu này mik thắc mắc) 8.Rừng có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? hết rồi,mong các bạn giúp mik

2 câu trả lời

1.

– Vị trí: thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch (diễn giải).

– Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên:
• Địa hình với nhiều cảnh quan đẹp (dẫn chứng).
• Các tài nguyên khác có thể khai thác để phát triển du lịch (diễn giải: khí hậu, nguồn nước, sinh vật… ).
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: có nhiều di tích, lễ hội, làng nghề có thể khai thác để phát triển du lịch (dẫn chứng).

– Các lợi thế khác về kinh tế – xã hội
+ Dân cư: tạo ra thế mạnh về thị trường, nguồn lao động (diễn giải).
+ Sự phát triển kinh tế – xã hội: tạo ra nhiều thuận lợi khác nhau cho sự phát triển du lịch (diễn giải).

2.

Những điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là:
– Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.
– Giao thông thuận lợi.
– Trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật.
– Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao.
– Đầu tư nước ngoài.

Bài 3 là cái bảng phía dưới nha

4.

-Ngành thủy sản ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ vì:

- Ngành nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao về mặt kinh tế, xã hội

- Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường

-  Nuôi trồng thủy sản chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

- Có diện tích mặt nước nuôi thủy sản lớn (sông ngòi, ao hồ, bãi biển...)

- Cơ sỏ vật chất kỹ thuật phục vụ  nuôi trồng thủy sản không ngừng phát triển (máy móc cho  nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, thức ăn, thuốc, con giống, kĩ thuật, .... phát triển mạnh.

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và dịch vụ buôn bán thủy sản.

- Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh phát triển  nuôi trồng thủy sản

5.

Vì:

Các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển vì ở đây có nguồn nguyên liệu phong phú, có nguồn lao động dồi dào. Ngoài ra, ở đây dân cư đông đúc nên có nơi têu thụ sản phẩm.

6.

Nước ta còn một số khoáng sản kim loại khác như: quặng đồng, quặng sắt, mangan, antimon, thủy ngân, molipden, felspat, kaolin, sét kalin làm nguyên liệu sứ gốm, đá ốp lát v.v... đã được phát hiện, đánh giá tiềm năng tài nguyên, nhưng tài nguyên các loại khoáng sản này không lớn, phân bố rải rác.

7.

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo này.

8.

Một số vai trò và tác dụng to lớn của rừng có thể kể đến đó là:

  • Cung cấp oxy cho con người và động vật, giúp điều hòa khí hậu.
  • Là môi trường sinh sống và trú ẩn của nhiều loài động thực vật.
  • Nguồn cung cấp các loại nguyên liệu, vật liệu cho quá trình sản xuất.
  • Chống xói mòn đất, cản sức gió và ngăn cản tốc độ chảy của dòng nước.
  • Phát triển du lịch sinh thái tại các khu vườn quốc gia, rừng sinh thái.
  • Là môi trường cho nhưng nghiên cứu khoa học và hoạt động thám hiểm.

Đối với đời sống xã hội

  • Rừng điều hòa không khí trong lành: Mọi người đều biết, cây xanh có khả năng quang hợp. Do đó, rừng giống như một nhà máy thu nhận khí Cacbonic (CO2) và sản xuất ra Oxy (O2),… Đặc biệt là trong tình trạng trái đất đang ngày một nóng lên như hiện nay, thì việc giảm lượng khí CO2 là điều cực kỳ quan trọng.
  • Giúp điều tiết lượng nước, phòng chống thiên tai lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất: Vai trò của rừng là đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Điều hòa  và giảm dòng chảy bề mặt. Ngoài ra, chúng còn giúp khắc phục xói mòn, hạn chế lắng đọng lòng hồ, lòng sống, điều hòa dòng chảy của sông, suối.
  • Rừng có tác dụng làm tăng độ phì nhiêu, bồi dưỡng tiềm năng của đất: Khả năng chế ngự dòng chảy của rừng giúp ngăn chặn sự bào mòn đất. Đặc biệt là ở những vùng đồi núi có độ dốc lớn. Rừng giữ cho lớp đất mặt không bị xói mòn đi. Cùng với đó là mọi đặc tính vi sinh vật học và lý hóa cũng như độ phì nhiêu của đất được giữ nguyên.
  • Chống cát ven biển di động: Rừng có vai trò giúp che chở cho vùng đất đất liền, bảo vệ vùng đê biển, cải hóa vùng đất bị nhiễm mặn và phèn chua.

Đối với đời sống và sản xuất

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Vai trò của rừng đối trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người:

  • Là nguồn cung cấp củi đốt, nguồn nguyên liệu gỗ.
  • Rừng là nơi trú ngụ khổng lồ và vô cùng tuyệt vời của các loại động thực vật quý hiếm. Nguồn cung cấp dược liệu, các loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng. Là nguồn gen để nghiên cứu khoa học…

Do đó, mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng.( có hình rừng bên dưới đó)

Mấy ko trên có câu nào sai thì đừng chê nha

C1. 

- Các điều kiện tự nhiên: Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, các vườn quốc gia, hang động,...

- Các di sản thế giới, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,...

- Nhiều di sản thế giới như : vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam),... là những nơi thu hút nhiều khách du lịch.

- Ngoài ra, các dịch vụ về du lịch không ngừng được nâng cấp (hệ thống khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, resort,....

- Các bãi biển được cải tạo sau mỗi mùa du lịch, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn từ các món ăn đặc sản của từng vùng miền.

C2. 

- Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm.

- Giao thông thuận lợi.

- Trung tâm văn hóa, khoa học kĩ thuật.

- Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao.

- Đầu tư nước ngoài.

C3. 

-khai thác khoáng sản

- điện

- luyện kim

- cơ khí

- hóa chất

- dệt

- may mặc

- chế biến lương thực, thực phẩm

C4. 

- Nhu cầu thủy sản rất lớn do đây là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người.

- Việc nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (thiên tại mưa bão ảnh hưởng đến nguồn cung), nguồn lợi thủy sản đang cạn dần (do ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức).

- Việc nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm:

+ Phụ thuộc tự nhiên ít hơn, giúp tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước.

+ Khoa học kĩ thuật phát triển, tạo ra nhiều nguồn giống năng suất chất lượng cao; cơ sở thức ăn, kĩ thuật nuôi trồng hiện đại.

+ Chủ động được nguồn cung thủy sản, ổn định.

+ Giải quyết việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao,..

C5. 

- Ở các vùng này có nhiều lao động

- Nguồn nguyên liệu phong phú

- Dân cư đông đúc, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Giao thông thuận tiện.

C6. 

- Khoáng sản năng lượng

- Khoáng sản kim loại

- Hóa chất công nghiệp

- Vật liệu xây dựng

C7.  Việt Nam nằm ở Bán đảo đông dương và ở Châu Á. Vì Bán đảo Đông Dương dưới thời Pháp thuộc là Việt Nam, lào, Campuchia.

C8. 

- Làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.

- Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …)

- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …

- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí

- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng.