1.Tại sao có hiện tượng ngày đêm trên trái đất? 2.Trái đất có mấy vận động?Mỗi vận động sinh ra hệ quả gì? 3.Lớp nào trong cấu tạo trái đất quan trọng,vì sao? 4.Tác hại và tác dụng núi lửa?

2 câu trả lời

 Mình trả lời câu hai nhé bạn! 2.  Trái đất có hai chuyển động là: chuyển động tự quay quanh trục, chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất là: hiện tượng ngày , đêm dài ngắn theo mùa. Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở được cầu bắc và nửa caauf nam trên bề mặt trái đất .  Hệ quả chuyển động của trái đất quanh mặt trời: hiện tượng các mùa trên trái đất. 

1/

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục...

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

2/

Trái Đất có 2 chuyển động chính.

1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất

a. Mô tả chuyển động

- Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ

- Hướng: Tây sang Đông

- Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)

b. Hệ quả

- Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà

-Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.

- Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.

- Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải, Nam bán cầu lệch trái. 2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời

a. Mô tả chuyển động:

- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến

- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.

- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.

- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.

- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33' không đổi hướng b. Hệ quả

- Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.

- Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa lạnh đêm dài hơn ngày.

- Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau.

3/

Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất (chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất) nhưng rất quan trọng: vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên (không khí, nước, sinh vật) và xã hội loài người.

4/Tác hại:Dung nham nóng chảy trào lên mặt đất, với lượng lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng, có thể hủy diệt các vật thể sống. biến cải môi trường sống vùng ảnh hưởng của núi lửa. Phủ lấp làm hư hại các công trình xây dựng giao thông, thủy lợi…, cũng như các tài sản khác do con người tạo ra. Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, hủy diệt, chí ít làm suy giảm tài nguyên sinh học vùng ảnh hưởng, có thể làm tăng tính nhạy cảm đối với các tai biến xói mòn đất lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất v.v…Thảm họa sóng thần : Các vụ núi lửa hoạt động ở vùng biển có thể tạo ra những con sóng cao khủng khiếp, gọi là sóng thần. Ô nhiễm môi trường: Một lượng tro bụi lớn được phun ra trong một vụ phun núi lửa gây ra ô nhiếm môi trường, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người và động vật, làm ô nhiễm nguồn nước và làm bẩn rau quả. Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Tác hại đến khí hậu và tầng ozone: Khi hơi nước (được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động) kết tụ lại, mưa lớn dẫn đến lụt lội có thể xảy ra. Ngoài ra, người ta cho rằng lượng khí giàu lưu huỳnh được phun ra và tích tụ lại trong bầu khí quyển hàng năm trời cũng góp phần làm thủng tầng ozone ở tầng bình lưu. Khi những đám tro bụi độc bay lên, chúng sẽ ion hóa không khí, gây ra bão điện.

Lợi ích: Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng nhừng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt, thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp và tạo ra suối nước nóng, cột nước nóng ( có nhiều chất rắn hoà tan)... Phân loại núi lửa: Núi lửa đang hoạt động Núi lửa đang hồi dung nham Núi lửa đã không hoạt động nữa Và còn một kiểu đặc biệt khác thường được xem như là loại thứ 4

. Loại thứ nhất: Gò hình nón, chúng là những ngọn núi rỗng có đỉnh mở ra và có một hồ dung nham phía trong.

Loại thứ hai: Núi lửa hỗn hợp là những một núi lửa cao hình nón, gồm có nhiều lớp dung nham, tro và bụi, trong suốt quá trình phun trào, chúng có thể tạo ra vụ nổ khổng lồ xuyên qua không trung.

Loại thứ 3: Núi lửa hình khiên, được tìm thấy nhiều nhất ở Hawaii, chúng có sườn phẳng và độ dốc thấp, bên trong núi lửa hình khiên là hỗn hợp của nhiều dòng chảy dung nham khác nhau có độ nhớt thấp.