1,Vị trí, giới hạn của Việt Nam? đặc điểm vị trí địa lí về mặt tự nhiên? 2, Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển? 3, đặc điểm địa hình khu vực đồi núi 4,Giải thích 2 đặc điểm khí hậu Vn 5, Đặc điểm sông ngòi VN?

2 câu trả lời

1,

Đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên: ... - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam đất liền và Đông Nam Á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật,

2,

Đặc điểm khí hậu và hải văn biển

Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền.

- Chế độ gió:

+ Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại đạt tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn.

+ Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng.

- Chế độ nhiệt:

+ Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ.

+ Nhiệt độ trung bình của nước biển tầng mặt là trên 
23
o
c.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100- 1300 mm/năm. Ví dụ: lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ.

- Dòng biển:

+ Trong Biển Đông có hai hải lưu lớn, một hải lưu hướng đông bắc - tây nam phát triển mạnh trong mùa đông và một hải lưu hướng tây nam - đông bắc hoạt động trong mùa hè. Cả hai hải lưu đó hợp thành một vòng tròn thông nhất. Ngoài ra, trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan còn có hai vòng hải lưu nhỏ, hướng thay đổi theo hướng của gió mùa.

+ Cùng với các dòng biển, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.

- Chế độ triều: Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới. Ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%

3,

- Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

- Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính : hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

- Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,...

- Thuận lợi:

+Nhiều tài nguyên khoáng sản

+Tài nguyên rừng phong phú,quý hiếm

+Các cao nguyên rộng lớn,bằng phẳng

+Nhiều danh lam thắng cảnh

- Khó khăn:

+Thiếu nước vào mùa khô

+Địa hình cắt xẻ -> Khó khăn cho giao thông

+Độ dốc lớn -> Gây sạt lở và xói mòn

4,

Đặc điểm chung của khí hậu nước ta :

* T/c nhiệt đới gió mùa

+ Nhiệt độ cao > 21°

+ Gió thổi theo mùa : Mùa Đông : gió Đông Bắc ( lạnh và khô ) ; Mùa hè : gió Tây Nam (Nóng ẩm , mưa nhiều)

+ Mưa nhiều : 1500-2000 mm

+ Độ ẩm > 80%

* Phân hóa đa dạng , phức tạp

: - Phân hóa đa dạng :

+ Phân hóa theo thời gian ( theo mùa )

+ Phân hóa theo không gian : từ B->N ; Đ->T ; Thấp->Cao -

T/c phức tạp : năm mưa nhiều ( ít ) ; mưa rét sớm ( muộn ) ...

* Nguyên nhân là do : địa hình đa dạng ; vị trí địa lí ;rối loạn thời tiết toàn cầu

5,

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.

 - Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.


1.vị trí :
a.phần đất : 
-cực bắc :hà giang
-cực nam: cà mau
-cực đông : khánh hòa
-cực tây    :điện biên
b.phần biển
-vùng biển gồm 1 triệu km² và quần đảo
c.vùng trời
-bao trùm cả lãnh thổ ,biển ,đảo
*giới hạn:
-từ bắc vào nam bao gồm 63 tỉnh thành
d.đặc điểm vị trí tự nhiên
-vị trí nội chí tuyến
-vị trí gần trung tâm khu vực đông nam á và đông á
-vị trí cầu nối giữa đất liền và biển ,giữa các nước đông nam á
2.Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển
- Chế độ gió: mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
- Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm khoảng 1100-1300mm.
- Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.
- Chế độ triều: Vùng biển ven bờ có nhiều chế độ triều khác nhau.
-Độ muối trung bình của Biển Đông là 30-33‰.
3. đặc điểm địa hình khu vực đồi núi
a) Vùng núi Đông Bắc
- Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
- Hướng địa hình là hướng cánh cung.
b) Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Đây là vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam.
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, dài khoảng 600 km.
- Là vùng núi thấp, có hai sườn đối xứng nhau.
- Hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam.
d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam
- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Đặc trưng là các cao nguyên badan xếp tầng.
Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những bậc thềm phù sa, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.
4.- Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nét độc đáo của nước ta thể hiện ở:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21oC, lượng mưa lớn (1500-2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa: mùa đông lạnh khô với với gió mùa đông bắc và mùa thu hạ nóng ẩm với mùa tây nam.

+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…
5.Đặc điểm sông ngòi 
- Nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn.
 Có hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Mê Công là phần trung và hạ lưu chảy trên lãnh thổ nước ta. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm