1)Khúc Hạo làm gì để xây dựng đất nước tự chủ?Những việc làm đó có ý nghĩa gì? 2)Trình bày cuộc kháng chiến của Ngô Quyền chống quân xâm lược Nam Hán vào năm 938? (Lưu ý:trình bày diễn biến,kết quả,ý nghĩa) 3)cho biết công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến này?

2 câu trả lời

Câu 1 : * Những việc làm của Khúc Hạo:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu,...

* Mục đích:

- Gạt bỏ sự ảnh hưởng của chế độ đô hộ phương Bắc, xây dựng một cuộc sống mới, đất nước hoàn toàn tự chủ.

- Đất nước của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

⟹ Nền đô hộ của thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã chấm dứt, nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ, mở đầu giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.

Câu 2 : Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước.

Kết quả : Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Ý nghĩa ( Trong hình )

Câu 3 :

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã có công lao vô cùng to lớn, cụ thể là:

  • Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
  • Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.
  • Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm -> để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
  • Xin hya nhất :))

 1) * Những việc làm của Khúc Hạo:

- Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã.

- Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc.

- Lập lại sổ hộ khẩu,...

* Mục đích:

- Gạt bỏ sự ảnh hưởng của chế độ đô hộ phương Bắc, xây dựng một cuộc sống mới, đất nước hoàn toàn tự chủ.

- Đất nước của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.

⟹ Nền đô hộ của thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã chấm dứt, nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ, mở đầu giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.

2)Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến trên sông Bạch Đằng

  • Nguyên nhân cuộc chiến trên sống Bạch Đằng là do Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ

Diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng

  • Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này thủy triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm (do Ngô Quyền huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi cho đóng xuống lòng sông thành hàng dài tạo thành một bãi cọc, một bãi chướng ngại dày đặc ở hai bên sông. Khi thủy triều lên mênh mông thì cả bãi cọc ngập chìm, khi thủy triều xuống thì hàng cọc nhô lên cản trở thuyền qua lại. Bãi cọc tăng thêm phần hiểm trở cho địa hình thiên nhiên).
  • Khi thủy triều rút xuống, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Trận chiến diễn ra ác liệt, thuyền của quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách, còn thuyền của quân địch to, cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc, lúc này đã nhô lên do thủy triều rút.
  • Cuối năm 938, vua Nam Hán vội ra lệnh rút quân về nước. Trận chiến trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai của quân dân ta kết thúc thắng lợi hết sức oanh liệt. Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh, gọn, triệt để đến mức độ vua Nam Hán đang đóng quân ở sát biên giới mà không kịp tiếp ứng. 
  • Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua và xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô và đóng đô ở Hoa Lư.

Nguyên nhân thắng lợi và Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch ĐằngNguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng

  • Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc – một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
  • Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu và sự đồng lòng chống giặc ngoại xâm của toàn dân ta.
  • Sự lãnh đạo tài giỏi của Ngô Quyền: Đặc biệt trong việc sử dụng nghệ thuật quân sự, huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm, biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.
  • Quân Nam Hán: mặc dù mạnh nhưng lại kiêu ngạo chủ quan. Mang quân đi xâm lược nhưng lại không tìm hiểu địa hình, không được nhân dân ủng hộ.

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng

  • Chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng lịch sử vĩ đại và lẫy lừng của dân tộc ta.
  • Chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Nam Hán, khẳng định chủ quyền, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
  • Chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các nước phong kiến phương Bắc và kết thúc thời kỳ đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỷ.
  • Đồng thời, mở ra thời kỳ mới, đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc chiến trong quân Nam Hán?

  • Ngô Quyền đã huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống lại quân xâm lược Nam Hán.
  • Ông đã có cách đánh thông mình từ việc lợi dụng được vị trí và địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng.
  • Chủ động đưa ra kế hoạch chống giặc độc đáo để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.

Qua trận chiến trên đây, chúng ta có thể thấy Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền độc lập dân tộc của nước ta, giúp dân ta thoát khỏi sự nô lệ của bọn phong kiến phương Bắc suốt hơn 1000 năm. Chúng ta phải luôn ghi nhớ chiến tích lịch sử hào hùng về Ngô Quyền cà chiến thắng Bạch Đằng để củng cố tinh thần yêu nước hơn nữa.

3)

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai:

- Đã huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

- Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.

- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.

- Biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù khiến chúng sợ mà không dám sang nữa.

- Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế, nhưng nước Việt đã thoát được ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc, trở lại là một nước độc lập.

Xin 5 sao + CTLHN ạ