1. Cấu tạo của bộ xương và các khớp xương 2. Nguyên nhân trật khớp 3. Mối quan hệ giữa môi trường, c. thể và tế bào 4. Cấu tạo và chức năng của nơ ron 5. Cấu tạo của xương 6. Vì sao ở người trẻ xương khó gãy và khi gãy thì nhanh phục hồi 7. Vì sao trưởng thành xương không dài ra đc 8. so sánh sự giống và khác nhau của xg tay, xg chân 9. Cơ chế đông máu và nguyên tắc truyền máu 10. cấu tạo tim và vận chuyển máu trong hệ mạch
2 câu trả lời
1.Bộ xương người chia làm ba
.+phần là xương đầu
+xương thân
+xương chi (xương tay, xương chân).
2.
khớp động
khớp bán động
khớp bất động
3.
+ Cơ thể lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối khoáng) từ môi trường ngoài.
+ Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .
4.
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
+ Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.
5.
Người trưởng thành thường có 206 xương. Cấu tạo của xương gồm 3 lớp chính: xương đặc – đồng nhất khối đặc; xương xốp gồm những mãnh nhỏ, có các lỗ trống và cuối cùng là sụn khớp. Cấu tạo bên trong của xương bao gồm cấu trúc rắn linh hoạt đặc biệt và các tế bào sống.
6.
Xương gồm 2 thành phần cốt giao là thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ
- Chức năng: nâng đỡ cơ thể, là nơi sản xuất hồng cầu cho máu.
- Ở người lớn thì xương bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm.
7.
Người trưởng thành không cao lên được nữa vì : đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới và hóa xương
8.
- Giống: Đều có hai phần là phần đai và phần cử động
- Khác:
Tay: +Xương tay nhỏ
+Các khớp xương linh hoạt , đặc biệt là cổ tay và bàn tay
Chân: + Các khớp ít linh hoạt hơn
+ Xương chân dài, to, khỏe và có gót nhô ra.
=> Thích nghi dáng đứng thẳng ở người .
9.
*Đông máu
- Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương
→ Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương
- Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu:
+ Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
+ Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông
→ Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương
- Ý nghĩa đông máu: giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương
* Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu
- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu
→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu
10.
1.Cấu tạo tim
Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị, cơ tim và màng trong của tim. Máu có nồng độ oxy thấp từ hệ tuần hoàn đi vào tâm nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ trên và dưới và đi đến tâm thất phải
.Động mạch:
Động mạch vành phải,
động mạch ...
Tĩnh mạch:
Tĩnh mạch chủ trên,
Tĩnh mạch chủ ...
Cơ quan: Tuần hoàn
2 - Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
- Máu được vận chuyển qua hệ mạch là nhờ
+ Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu
+ Sự hỗ trợ của hệ mạch: sự co dãn của động mạch, sự co bóp của cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, hoạt động của van 1 chiều
- Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa cá phân tử máu
- Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch
Đáp án:
Gồm:
Màng xương : là 1 lớp màng cứng bao bọc bên ngoài xương
Xương đặc : ở bên dưới màng là xương đặc có màu trắng cứng và nhẵn
Xương xốp : là lõ xương mềm hơn xương đặc và nằm ở trung tâm của xương có những lỗ rỗng nhỏ để chứa tủy xương
Sụn : là chất dẻo bao phủ các đầu xương có nhiệm vụ hỗ trợ xương chuyển động mà không gây ra ma sát hoặc cọ sát vào nhau
Khớp xương : là 2 hay nhiều hay nhiều xương trong cơ thể kết nối với nhau gồn 3 loại chính khớp bất động, khớp bán động, khớp động
câu 2 Trật khớp xảy ra khi khớp phải chịu một tác động lớn do té ngã hoặc va chạm mạnh trong lúc chơi thể thao, lao động hay đơn thuần chỉ là di chuyển hoặc thực hiện các sinh hoạt đời thường
câu 3
Trao đổi ở cấp độ cơ thể được thực hiện như sau: Cơ thể lấy vào từ môi trường thức ăn, nước, muối khoáng (nhờ hệ tiêu hóa) và oxi (nhờ hệ hô hấp), thức ăn được biến đổi thành các chất đơn giản dễ hấp thụ, chất thải và CO2 được thải qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
- Trao đổi ở cấp độ tế bào: Tế bào thu nhận oxi, chất dinh dưỡng từ môi trường trong để dùng cho hoạt động sống của tế bào, các sản phẩm không cần thiết của tế bào thải ra môi trường trong để đưa tới hệ bài tiết, hệ hô hấp.
+ Mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất của tế bào với môi trường trong.
+ Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho TĐC ở cấp độ tế bào. Không có sự TĐC ở cấp độ cơ thể thì cũng không có TĐC ở cấp độ tế bào
+ Ngược lại: TĐC ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại và phát triển, trên cơ sở đó cơ thể tồn tại và phát triển.
Sự TĐC ở cấp độ tế bào và TĐC ở cấp độ cơ thể có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ, không thể thiếu 1 trong 2 quá trình trên
TĐC là viết tắt của trao đổi chất
câu 4 Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh. Mỗi nơron bao gồm một thân, nhiều sợi nhánh và một sợi trục. ... Tận cùng sợi trục có các cúc xináp là nơi tiếp giáp giữa các nơron này với nơron khác hoặc với cơ quan trả lời. Nơron có chức năng cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
câu 5 Cấu tạo của xương gồm 3 lớp chính: xương đặc đồng nhất khối đặc; xương xốp gồm những mãnh nhỏ, có các lỗ trống và cuối cùng là sụn khớp. Cấu tạo bên trong của xương bao gồm cấu trúc rắn linh hoạt đặc biệt và các tế bào sống.
câu 6
Xương gồm 2 thành phần cốt giao là thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ (gồm các khoáng chất như Ca,...)
Chức năng: nâng đỡ cơ thể, là nơi sản xuất hồng cầu cho máu.
Ở người lớn thì xương bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm
câu 7 Người trưởng thành không cao lên được nữa vì đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới và hóa xương
câu 8
Các điểm giống nhau gồm :
Đều là xương ống.
Xương đai vai (đai hông)
Xương cánh tay (cẳng chân)
Xương cổ tay (cổ chân)
Xương bàn tay (bàn chân)
Xương ngón tay (ngón chân
Các điểm khác nhau gồm :
Xương tay có kích thước nhỏ hơn, có các khớp xương cử động linh hoạt, xương ngón tay cái đối diện với xương các ngón còn lại. Điều này phù hợp với chức năng cầm, nắm, sử dụng các công cụ lao động.
Xương chân có kích thước to hơn, xương gót nhô ra phía sau, xương bàn chân cong lên, có các khớp xương vững chắc. Cấu tạo này phù hợp với chức năng giúp cơ thể đứng vững, tạo dáng đứng thẳng, nâng đỡ cơ thể.
câu 9
Ở người bình thường, một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm chảy máu ra ngoài da, lúc đầu nhiều sau ít dần rồi ngưng hẳn nhờ một khối máu đông bít kín vết thương
Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương
Sự đông máu liên quan đến hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu:
Tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông
Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.
Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu
Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu
Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu
câu 10 Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị, cơ tim và màng trong của tim. Tim bơm máu thông qua cả hai hệ thống tuần hoàn. Máu có nồng độ oxy thấp từ hệ tuần hoàn đi vào tâm nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ trên và dưới và đi đến tâm thất phải
Máu được vận chuyển qua hệ mạch là nhờ
Sức đẩy của tim khi tâm thất co tạo ra huyết áp và vận tốc máu
Sự hỗ trợ của hệ mạch: sự co dãn của động mạch, sự co bóp của cơ bắp quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và của tâm nhĩ khi giãn ra, hoạt động của van 1 chiều
Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa cá phân tử máu
Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch