Giáo án Bài 2: Thành phần của nguyên tử Hóa học 10 Chân trời sáng tạo


Trường THPT ………….

Tổ: …………………..

Họ và tên giáo viên

…………………………..

BÀI 2: THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

Tuần:

Tiết:

Ngày soạn:

Thời gian thực hiện:

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần cấu tạo nguyên tử.

- Giao tiếp, hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thành phần của nguyên tử (các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử, điện tích và khối lượng mỗi loại hạt); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Năng lực hóa học

- Nhận thức hoá học: Nêu được thành phần của nguyên tử (các loại hạt cơ bản tạo nên hạt nhân và lớp vỏ nguyên tử, điện tích và khối lượng mỗi loại hạt).

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học: Nêu và giải thích được các thí nghiệm tìm ra thành phần nguyên tử.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron, kích thước của hạt nhân với kích thước nguyên tử.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực trong quá trình học tập.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Video mô hình nguyên tử https://www.youtube.com/watch?v=64r9z6EAZaY

- Một số hình ảnh liên quan đến bài học.

- Thiết kế các phiếu học tập.

2. Học sinh

- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu

- Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.

b. Nội dung

GV đặt vấn đề theo câu hỏi trong SGK: Từ rất lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình nguyên tử và cập nhật chúng thông qua việc thu thập những dữ liệu thực nghiệm. Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào? Cơ sở nào để phát hiện ra các hạt cơ bản đó và chúng có tính chất gì?

c. Sản phẩm

Câu trả lời của học sinh, câu trả lời của HS có thể đúng hoặc sai. GV không nhận xét đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu.

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho HS.

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gọi HS trả lời câu hỏi.

Trả lời câu hỏi

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và dẫn dắt vào bài

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động tìm hiểu về: “Thành phần cấu tạo nguyên tử”.

a. Mục tiêu

- Nêu được thành phần cấu tạo nguyên tử.

b. Nội dung

Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

CÂU HỎI

Câu 1: Mô tả mô hình nguyên tử.

Câu 2: Cho biết thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào?

c. Sản phẩm

Câu trả lời của học sinh

DỰ KIẾN CÂU TRẢ LỜI

Câu 1: Mô hình nguyên tử gồm hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương và electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

Câu 2: Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và lớp vỏ chứa electron.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân: quan sát hình 2.1. Mô hình nguyên tử, trang 13 (sgk)

hoặc video https://www.youtube.com/watch?, trả lời câu hỏi.

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS.

Quan sát, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gọi học sinh trả lời câu hỏi.

Trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức.

Nhận xét câu trả lời của bạn.

Kiến thức trọng tâm

- Nguyên tử gồm có hạt nhân chứa proton, neutron và lớp vỏ chứa electron.

2.2. Hoạt động tìm hiểu về: Sự tìm ra electron

a. Mục tiêu

– Nêu được điện tích, khối lượng, kí hiệu của hạt electron.

b. Nội dung.

- Từ việc quan sát Hình 2.2 trong SGK, GV hướng dẫn HS mô tả thí nghiệm của Thomson. Qua đó rút ra được kết luận về sự tồn tại của electron thông qua các hoạt động ở phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: SỰ TÌM RA ELECTRON

1. Màn huỳnh quang (màn phosphorus) sẽ .…(1)…., cho phép xác định …(2)… của chùm tia khi nó …(3)… vào phần cuối của ống tia …(4)…

2. Tia âm cực bản chất là …(5)… (được phát ra từ …(6)… của ống tia âm cực). Do đó, nó bị hút về phía …(7)… của trường điện.

3. Trên đường đi của tia âm cực, nếu đặt một chong chóng nhẹ thì …(8)…, chứng tỏ tia âm cực là chùm hạt vật chất có …(9) …. và chuyển động với vận tốc …(10)…

4. Đặc điểm của hạt electron:

Tên hạt/ đặc điểm

electron

Điện tích

Khối lượng

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh.

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Màn huỳnh quang (màn phosphorus) sẽ phát sáng, cho phép xác định vị trí của chùm tia khi nó chạm vào phần cuối của ống tia âm cực.

2. Tia âm cực bản chất là chùm các hạt electron mang điện tích âm (được phát ra từ cực âm của ống tia âm cực). Do đó, nó bị hút về cực dương của trường điện.

3. Trên đường đi của tia âm cực, nếu đặt một chong chóng nhẹ thì chong chóng quay, chứng tỏ tia âm cực là chùm hạt vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc rất lớn.

4. Đặc điểm của hạt electron:

Tên hạt/ đặc điểm

electron

Điện tích

qe = -1,602.10-19 C (coulomb).

Khối lượng

me = 9,11.10 -28 g

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chia lớp thành 4 nhóm.

Xem hình 2.2 và thông tin trong SGK.

GV giới thiệu cơ sở để tìm ra các hạt cơ bản của nguyên tử:

“Năm 1897, nhà vật lí người Anh J.J. Thomson thực hiện thí nghiệm phóng điện qua một ống thủy tinh gần như chân không (gọi là ống tia âm cực). Ông quan sát thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng do những tia phát ra từ cực âm (gọi là tia âm cực) và những tia này bị hút về phía cực dương của điện trường. Đó chính là các chùm hạt electron.

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Chiếu video thí nghiệm cho HS xem.

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS.

Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 1

Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức.

Nhận xét sản phẩm của nhóm khác

Kiến thức trọng tâm

2. Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm, được gọi là electron (kí hiệu là e). Hạt electron có:

- Điện tích: qe = -1,602.10-19 C (coulomb).

- Khối lượng: me = 9,11.10 -28 g.

Người ta chưa phát hiện được điện tích nào nhỏ hơn 1,602.10-19 C nên nó được dùng làm điện tích đơn vị, điện tích của electron được quy ước là -1.

Gv mở rộng: Thí nghiệm giọt dầu của Millikan: Từ thực nghiệm, ông R.A. Millikan đã tính được điện tích và khối lượng của electron.

- Cho HS xem video mô phỏng thí nghiệm giọt dầu của Milliakan.

2.3. Hoạt động tìm hiểu về: Sự khám phá hạt nhân nguyên tử

a. Mục tiêu

– Nêu được sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử.

b. Nội dung

- Từ việc quan sát các hình 2.3 và 2.4 trong SGK, GV hướng dẫn HS mô tả được thí nghiệm và xác nhận sự tồn tại của hạt nhân nguyên tử thông qua phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: SỰ KHÁM PHÁ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

1. Nhận xét đường đi của tia α?

2. Giải thích tại sao các tia α có hướng đi khác nhau?

3. Nguyên tử có cấu tạo …(1)…, gồm …(2)…. ở trung tâm và lớp vỏ là các …(3)…. chuyển động xung quanh …(4)...

4. Nguyên tử …(5)… về điện: Số đơn vị điện tích dương của …(6)… bằng số đơn vị điện tích …(7)… trong nguyên tử.

5. Nguyên tử oxygen có 8 electron, cho biết hạt nhân của nguyên tử này có điện tích là bao nhiêu?

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh.

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: SỰ KHÁM PHÁ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

1. Hầu hết các hạt α đều xuyên thẳng qua lá vàng. Có một số hạt đi lệch hướng ban đầu và một số rất ít hạt bị bật lại phía sau khi chạm lá vàng.

2. Do nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương và có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.

3. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các hạt electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

4. Nguyên tử trung hoà về điện: Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm trong nguyên tử.

5. Số proton = số electron = 8 ⇒ Điện tích hạt nhân: +8.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chia lớp thành 4 nhóm.

Xem hình ảnh 2.3; 2.4 và thông tin thí nghiệm trong SGK.

GV giới thiệu: Năm 1911, nhà vật lí người New Zealand là E. Rutherford đã tiến hành bắn một chùm hạt alpha (kí hiệu là α) lên một lá vàng siêu mỏng và quan sát đường đi của chúng sau khi bắn phá bằng màn huỳnh quang.”

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2.

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Chiếu video thí nghiệm cho HS xem.

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS.

Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 2.

Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức.

Nhận xét sản phẩm của nhóm khác.

Kiến thức trọng tâm

- Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

- Nguyên tử trung hoà về điện: Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.

2.4. Hoạt động tìm hiểu về: Cấu tạo hạt nhân nguyên tử.

a. Mục tiêu

– Nêu được cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.

b. Nội dung

- Từ việc tham khảo các dữ kiện được nêu trong SGK, GV hướng dẫn HS mô tả được thí nghiệm và xác nhận sự tồn tại của hạt proton và neutron qua phiếu học tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

1. Thí nghiệm của Rutherford đã tìm ra hạt gì? Kí hiệu, khối lượng, điện tích của nó.

2. Thí nghiệm của Chadwick đã tìm ra hạt gì? Kí hiệu, khối lượng, điện tích của nó.

3. Nguyên tử natri (sodium) có điện tích hạt nhân là +11. Cho biết số proton và electron trong nguyên tử này.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh.

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

1. Thí nghiệm của Rutherford đã tìm ra hạt proton. Kí hiệu p, khối lượng 1,673.10-24 gam, điện tích tương đối +1.

2. Thí nghiệm của Chadwick đã tìm ra hạt neutron. Kí hiệu n, khối lượng 1, 675.10-24 gam, không mang điện tích.

3. Số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân = 11.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chia lớp thành 4 nhóm.

GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin trong SGK Hoá 10 trang 16 và trang 17.

Yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 3.

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Chiếu cho HS xem video thí nghiệm.

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS.

Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 3.

Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức.

Nhận xét sản phẩm của nhóm khác

Kiến thức trọng tâm

- Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt là proton và neutron. Proton mang điện tích dương (quy ước: +1) và neutron.

- Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.

2.5. Hoạt động tìm hiểu về: Kích thước và khối lượng nguyên tử.

2.5.1. So sánh kích thước nguyên tử và hạt nhân nguyên tử

a. Mục tiêu

– Lập được tỉ lệ kích thước nguyên tử và hạt nhân. Từ đó so sánh được kích thước của chúng với nhau.

b. Nội dung

Từ việc quan sát hình 2.6 trong SGK, học sinh so sánh được kích thước của hạt nhân và nguyên tử thông qua việc hoàn thành phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

SO SÁNH KÍCH THƯỚC NGUYÊN TỬ VÀ HẠT NHÂN

1. Quan sát hình 2.6 SGK, hãy cho biết đường kính của nguyên tử và hạt nhân nguyên tử carbon bằng khoảng bao nhiêu m?

2. Hãy lập tỉ lệ giữa đường kính nguyên tử carbon và đường kính hạt nhân nguyên tử carbon. Từ đó rút ra nhận xét.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của học sinh.

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

1. Đường kính nguyên tử khoảng 10-10m, hạt nhân khoảng 10-14m.

2. Đường kính nguyên tử gấp khoảng 10.000 lần đường kính hạt nhân.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.6 (có thể dùng SGK hoặc GV chiếu hình ảnh 2.6 lên màn hình).

- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi hoàn thành nội dung phiếu học tập số 4 trong 3 phút.

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

HS thảo luận cặp đôi và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 4.

Báo cáo sản phẩm thảo luận của các cặp đôi.

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức.

– Nhận xét bổ sung kết quả.

Kiến thức trọng tâm: Đường kính nguyên tử gấp khoảng 10.000 đường kính hạt nhân. Do đó kích thước nguyên tử lớn hơn nhiều lần kích thước hạt nhân.

2.5.2. Tìm hiểu khối lượng nguyên tử.

a. Mục tiêu:

– So sánh được khối lượng của electron với proton và neutron.

- Tính được khối lượng nguyên tử.

b. Nội dung:

Từ việc quan sát bảng 2.1 trong SGK, HS so sánh được khối lượng của hạt nhân và khối lượng electron. Qua đó nhận định được thành phần nào quyết định khối lượng của nguyên tử thông qua phiếu học tập số 5, 6.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5: TÌM HIỂU KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ

1. Dựa vào bảng 2.1 SGK, hãy lập tỉ lệ khối lượng:

- Hạt proton so với hạt electron;

- Hạt neutron so với hạt electron.

2. Hãy cho biết khối lượng hạt nhân được tính như thế nào?

3. Căn cứ câu trả lời ở câu hỏi 1, 2 hãy rút ra nhận xét về khối lượng của nguyên tử.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

1. Để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta dùng đơn vị nào? Kí hiệu của đơn vị đó.

2. Một đơn vị khối lượng nguyên tử được quy ước bằng gì?

3. Nguyên tử oxygen có 8 proton, 8 electron, 8 neutron. Tính khối lượng nguyên tử oxygen theo gam và theo amu.

c. Sản phẩm:

- Dự kiến câu trả lời

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

1. Tỉ lệ khối lượng:

- Hạt proton so với hạt electron ~ 1836 lần.

- Hạt neutron so với hạt electron ~ 1838 lần.

2. Khối lượng hạt nhân được tính bằng tổng khối lượng hạt proton và neutron.

3. Khối lượng hạt nhân được xem là khối lượng nguyên tử vì khối lượng electron rất nhỏ không đáng kể.

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

1. Để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu là amu.

2. 1 amu được quy ước bằng 1/12 khối lượng nguyên tử carbon – 12.

1amu = 1,66.10-24 gam.

3.

1 amu = 1,66.10-24 g

Một cách gần đúng, khối lượng của nguyên tử oxygen là:

mnt = mp + mn = 8 + 8 = 16 amu = 2,656.10-23 gam.

d. Tổ chức thực hiện

* Thực hiện nhiệm vụ 1:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 8 nhóm HS, yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 5 trong 5 phút.

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

HS thảo luận và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 5.

Báo cáo sản phẩm thảo luận của các nhóm.

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức.

Nhận xét bổ sung kết quả.

Kiến thức trọng tâm:

Khối lượng electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng hạt proton và neutron nên khối lượng hạt nhân được xem là khối lượng nguyên tử.

* Thực hiện nhiệm vụ 2:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 8 nhóm Hs, yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 6 trong 5 phút.

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS.

HS thảo luận và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo kết quả PHT số 6.

Báo cáo sản phẩm thảo luận của các nhóm.

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và chốt kiến thức.

Nhận xét bổ sung kết quả.

Kiến thức trọng tâm:

- Đơn vị khối lượng nguyên tử là amu.

- 1amu bằng 1/12 khối lượng nguyên tử carbon -12.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu

- Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài về thành phần nguyên tử.

b. Nội dung

- Câu hỏi luyện tập trong phiếu học tập 07. GV thực hiện cho HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi trên Kahoot hoặc hoạt động cá nhân nếu không đảm bảo về CSVC.

PHIẾU HỌC TẬP 7

Câu 1. Nguyên tử gồm

A. hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.

B. hạt nhân chứa proton, neutron.

C. hạt nhân chứa proton, electron và vỏ nguyên tử chứa neutron.

D. hạt nhân và vỏ nguyên tử chưa proton.

Câu 2. Loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm tồn tại trong nguyên tử là

A. proton. B. hạt nhân.

C. electron. D. Neutron.

Câu 3. Điện tích của một electron là

A. C. B. C.

C. C. D. C.

Câu 4. Khẳng định đúng là:

A. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

B. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

C. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh.

D. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm electron ở trung tâm và hạt nhân chuyển động xung quanh.

Câu 5. Khẳng định đúng là:

A. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân lớn hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.

B. Số đơn vị điện tích âm của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích dương của các electron trong nguyên tử.

C. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.

D. Số đơn vị điện tích dương của hạt nhân nhỏ hơn số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.

Câu 6. Nguyên tử oxygen có 8 electron, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là

A. – 8. B. + 8. C. – 16 D. + 1.

Câu 7. Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện là

A. proton. B. hạt bụi. C. electron. D. neutron.

Câu 8. Hạt nhân nguyên tử gồm các loại hạt là

A. electron (e) và proton (p)

B. proton (p) và neutron (n)

C. electron (e) và neutron (n)

D. electron (e), proton (p) và neutron (n)

Câu 9. Thông tin sai

A. Proton mang điện tích dương (+1).

B. Neutron không mang điện.

C. Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.

D. Proton và neutron có điện tích bằng nhau.

Câu 10. Nguyên tử clo (chlorine) có điện tích hạt nhân là +17. Số proton và số electron trong nguyên tử này là

A. 17 proton, 35 electron

B. 10 proton, 7 electron

C. 17 proton, 17 electron

D. 7 proton, 10 electron

Câu 11. Nếu xem nguyên tử như một quả cầu thì khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Đường kính nguyên tử gần bằng đường kính của hạt nhân

B. Đường kính của nguyên tử gấp 10 lần đường kính của hạt nhân

C. Đường kính của nguyên tử gấp 4 lần đường kính của hạt nhân

D. Đường kính của nguyên tử gấp 10 000 lần đường kính của hạt nhân

Câu 12. Một nguyên tử carbon có 6 proton, 6 electron và 6 neutron. Khối lượng nguyên tử carbon này theo đơn vị amu là

A. 18 amu. B. 6 amu.

C. 12 amu. D. 15 amu.

Câu 13. Thông tin nào sai đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.

B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.

C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.

D. Nguyên tử trung hòa về điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân.

Câu 14. Trong 5 gam electron có số hạt là

A. hạt. B. 10 hạt.

C. hạt. D. 27 hạt.

Câu 15. Khối lượng của 1 mol proton theo đơn vị gam là

(biết hằng số Avogadro bằng )

A. 1 g. B. 2 g. C. 1,673 g. D. 6 g.

c. Sản phẩm.

- Câu trả lời của các câu hỏi trong phiếu học tập 07.

1 - A

2 - C

3 - A

4 - B

5 - C

6 - B

7 - D

8 - B

9 - D

10 - C

11 - D

12 - C

13 - B

14 - A

15 - A

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập 7.

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS

Thực hiện và ghi câu trả lời vào PHT

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả hoạt động.

HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi bằng cách giơ bảng hay chọn đáp án trên Kahoot ở điện thoại.

Bước 4: Kết luận và nhận định

- GV nhận xét và có thể tổng kết điểm.

4. Hoạt động 4: Vận dụng.

a. Mục tiêu

- Vẽ sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức về bài học.

b. Nội dung

HS làm việc tại nhà. Có thể thực hiện vẽ trên máy tính hoặc trên giấy. Khuyến khích vẽ trên máy tính.

c. Sản phẩm

- Sơ đồ tư duy về bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chia lớp thành 8 nhóm.

Giao nhiệm vụ: Hệ thống nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên giấy A3 hoặc bằng phần mềm máy tính.

Nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Thực hiện ở nhà.

HS họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Yêu cầu đại diện các nhóm nộp sản phẩm và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo sản phẩm của nhóm

Bước 4: Kết luận và nhận định

Nhận xét và đánh giá.

Nhận xét sản phẩm của các nhóm.

Danh mục: Giáo án