I. LỆNH TỔNG KHỞI NGHĨA ĐƯỢC BAN BỐ
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Tháng 5-1945, phát xít Đức bị đánh bại.
- Tháng 8-1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
* Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào từ ngày 14 đến 15-8-1945 quyết định:
- Phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng minh tiến vào.
- Thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
- Ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
* Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào ngày 16-8-1945:
- Thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh.
- Lập ra Ủy ban Dân tộc giải phỏng Việt Nam (tức Chính phủ Lâm thời sau này) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, qui định Quốc kì, Quốc ca.
- Đại hội vừa bế mạc, Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cá nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
- Chiều 16-8-1945, theo mệnh lệnh cùa ủy ban Khởi nghĩa, một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chi huy xuất phát từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cả nước.
II. GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở HÀ NỘI
- Ngày 15-8-1945, Hà Nội nhận được lệnh khởi nghĩa.
- Đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh đã tổ chức diễn thuyết, rải truyền đơn, biểu ngữ, kêu gọi tổng khởi nghĩa khắp ở Hà Nội.
- Sáng 19-8-1945, nhân dân Hà Nội đã kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức, sau đó đoàn người đã chia nhau chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn, phủ Khâm sai, Toà thị chính, Sở cảnh sát, Trại báo an... Trước khí thế sục sôi của quần chúng, Nhật dù có hơn 1 vạn quân cũng không thế làm gì được. Chính quyền hoàn toàn thuộc về tay nhân dân.
III. GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC
- Từ ngày 14 đến ngày 18-8, bốn tỉnh lị giành chính quyền sớm nhất trong cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
- Ngày 19-8-1945, Hà Nội giành chính quyền
- Ngày 23-8-1945, Huế giành chính quyèn.
- Ngày 25-8-1945, Sài Gòn giành chính quyền.
- Ngày 28-8-1945, cả nước giành được chính quyền.
- Chỉ trong 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945) cuộc tổng khởi nghĩa thành công hoàn toàn trong cả nước.
- Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình-Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
IV. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
- Đối với dân tộc:
Là một biến cố vĩ đại, đã phá tan tầng xiềng xích Pháp – Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến. Việt Nam trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ Cộng hoà, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người dân của một nước độc lập, tự do, làm chủ nước nhà.
- Đối với thế giới:
Thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa.