I. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3-2-1930)
* Bối cảnh lịch sử:
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng dân tộc, dân chủ phát triển.
- Hoạt động của 3 tổ chức cộng sản mang tính riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng.
- Yêu cầu bức thiết lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.
- Thực hiện chỉ thị của Quốc tế cộng sản và theo yêu cầu của những người cộng sản Đông Dương, cuối năm 1929 Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sàn thành một đảng cộng sản duy nhất.
* Nội dung hội nghị:
- Hội nghị họp từ ngày 6-1 đến ngày 8-2-1930 tại Cửu Long (Hương Cảng- TrungQuốc)
- Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Được xem là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, mang tính chất dân tộc và tính giai cấp sâu sắc.
- Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn cũng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Sau này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) quyết định lấy ngày 3-2 hàng năm làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
II. LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ (10-1930)
1. Hoàn cảnh
2. Nội dung
- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư
- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
3. Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 - 1930
- Đường lối chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Căn cứ vào đặc điểm của ba nước Đông Dương lúc đó đều là thuộc địa của thực dân Pháp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt.
- Nhiệm vụ chiến lược cách mạng: đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.
- Động lực cách mạng: công nhân và nông dân.
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
* Hạn chế
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
III. Ý NGHĨA LỊC SỬ CỦA VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.
- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.