Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

Sau năm 1945, thế giới có những biến đổi to lớn. Đó là sự hình thành, phát triển và đối đầu của hệ thống xã hội chủ nghĩa các nước tư bản chủ nghĩa gây nên tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế, biểu hiện tiêu biểu là chiến tranh lạnh. Đây cũng thời kì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đạt được nhiều thành tựu, phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao của con người. Sau khi Liên Xô tan rã, thế giới phát triển theo xu thế mới với nhiều đặc điểm nổi bật.

I. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY

- Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành một hệ thống. Nhiều thập niên nửa sau của thế kỉ XX, các nước xã hội chủ nghĩa trở thành một lực lượng hùng mạnh về mọi mặt. Nhưng vì đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách, sự chống phá của các thế lực đế quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh đã giành được những thắng lợi to lớn, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai), đưa đến sự ra đời của hơn một trăm quốc gia độc lập.

- Các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, khoa học - kĩ thuật, tiêu biểu là Nhật Bản và Cộng hoà Liên bang Đức. Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực như khối Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC), ngày nay là Liên minh châu Âu (EU).

- Về quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 là sự xác lập trật tự hai cực do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Đến nay về cơ bản nguy cơ chiến tranh được đẩy lùi, thể giới chuyển dần sang xu thế hoà hoãn và đối thoại.

- Trong nửa đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kỳ diệu.

II. CÁC XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY

1. Sự hình thành trật tự thế giới mới (đang trong quá trình xác định).

2. Xu thế hoà hoãn, thoả hiệp giữa các nước lớn. Xu thế đối thoại, hợp tác cùng tồn tại hoà bình.

3. Các nước điều chỉnh chiến lược, trong đó lấy việc phát triển kinh tế làm trọng điểm.

4. Nguy cơ biến thành xung đột nội chiến, đe doạ nghiêm trọng hoà bình ở nhiều khu vực.

5. Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định hợp tác và phát triển

Câu hỏi trong bài