Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Do nhu cầu của cuộc sống, của sản xuất, cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đã mang đến nhiều thành tựu về các mặt. Nó mang lại ý nghĩa to lớn nhưng cũng để lại không ít những hậu quả tiêu cực cho loài người

I. NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT

1. Nguồn gốc

- Yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường. => Đặt ra những yêu cầu mới: công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới) đối với khoa học, kĩ thuật.

2. Thành tựu chủ yếu:

II. Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT

* Tích cực:

- Mang đến những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.

- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động.

- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.

- Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kì công nghiệp hoá.

- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa. khoa học kĩ thuật... ngày càng được quốc tế hoá cao.

* Tiêu cực:

- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống hàng loạt.

- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ...).

- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội...

Câu hỏi trong bài