IV. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 – 1965)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
- Từ ngày 5 đến 12-9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội.
- Đại hội xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng từng miền:
+ Miền Bắc: cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Miền Nam: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Mục tiêu, nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình thống nhất đất nước và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
- Đối với miền Bắc:
+ Đại hội đề ra đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ.
+ Xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch 5 năm (1961-1965)
2. Miền Bắc thực hiện kể hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất - kĩ thuật cho xã hội chủ nghĩa.
- Công nghiệp nặng: Xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà...
- Công nghiệp nhẹ: Khu công nghiệp Việt Trì, Dệt 8-3, khu công nghiệp Thượng Đình (Hà Nội).
- Nông nghiệp: Xây dựng nông trường, lâm trường, công trình thủy lợi, áp dụng khoa học-kĩ thuật => năng suất nông nghiệp cao.
- Thương nghiệp quốc doanh: được nhà nước ưu tiên phát triển.
- Giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển phát triển.
- Văn hoá giáo dục, y tế: phát triển.
+ Giáo dục: 1960-1961 đến 1964-1965.
/ Số học sinh phổ thông tăng từ 1,9 triệu lên 2,7 triệu.
/ Số sinh viên đại học tăng từ 17.000 lên 27.000
+ Y tế: ngành y tế mở rộng mạng lưới đến tận huyện, xã.
- Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương: vận chuyển một khối lượng lớn đạn dược, vũ khí, thuốc men vào chiến trường miền Nam.
- Tháng 3-1964, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới”.
- Ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện thời chiến.