V. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ (1961 – 1965)
1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
- Sau thất bại trong phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960), Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
- Phương thức tiến hành:
+ Quân đội Sài Gòn, cố vấn Mĩ trang bị và chỉ huy Mĩ.
+ Tăng quân đội Sài Gòn: từ 170.000 người (năm 1961) đến 560.000 người (năm 1964).
+ Lập “Ấp chiến lược" dồn 10 triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược (trong tổng số I 7.000 ấp toàn miền Nam).
+ Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiến hành hoạt động hoạt phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới, vùng biên để ngăn chặn nguồn tiếp tế cho miền Nam.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
- Năm 1962, quân giải phóng đánh bại cuộc càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh, ….
- Ngày 2-1-1963, ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho), dấy lên phong trào “Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- Từ 8-5-1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển.
- Ngày 1-11-1963: Mĩ tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Diệm – Nhu.
- 1964 -1965: Tiến công chiến lược trên các chiến trường miền Nam. Quân ta đã làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.