I. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC (1919 - 1939)
1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
a, Phong trào Ngũ Tứ (ngày 4/5/1919)
* Nguyên nhân:
- Âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc và quyết định bất công của các nước đế quốc.
- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
* Diễn biến:
- Ngày 4/5/1919 học sinh, sinh viên ở Bắc Kinh biểu tình, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp khác trong xã hội đặc biệt là giai cấp công nhân.
- Từ Bắc Kinh lan rộng ra 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân.
* Kết quả: Thắng lợi.
* Nét mới và ý nghĩa của phong trào:
- Nét mới đó là lực lượng giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt (trưởng thành và trở thành lực lượng chính trị độc lập)
- Mục tiêu: đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Không chỉ dừng lại chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 (Đánh đổ triều đình Mãn Thanh).
- Ý nghĩa:
+ Mở đầu cao trào chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.
+ Giai cấp công nhân lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.
+ Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
b, Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc 7/1921
- Việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng sâu rộng.
- Nhiều nhóm cộng sản được thành lập. Trên sự chuyển biến mạnh mẽ của giai cấp công nhân cùng sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tháng 7/1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Trung Quốc.
- Đồng thời mở ra thời kỳ giai cấp vô sản đã có chính Đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.