Sơ kết LỊch sử Việt Nam (1858 – 1918)

Thế kỉ XIX, Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội. Nhân cơ hội đó, thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam và hoàn thành cơ bản bằng Hiệp ước năm 1883 và 1884 và hoàn thành bình định về quân sự sau năm 1896 – phong trào Cần Vương thất bại. Ngay sau đó, Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến, xã hội phân hóa làm tiền đề du nhập tư tưởng mới. Cho đến đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra mạnh mẽ với phong trào của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Đặc biệt, trong chiến tranh thế giới thứ nhất Việt Nam Quang phục hội vẫn tiếp tục hoạt động, phong trào Hội kín ở Nam Kì phát triển mạnh, phong trào công nhân có sự chuyển biến và một số hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành đã diễn ra là những mảng màu nổi bật của lịch sử Việt Nam thời kì này.

1. NƯỚC VIỆT NAM GIỮA THẾ KỈ XIX - TRƯỚC CUỘC XÂM LƯỢC CỦA TƯ BẢN PHÁP

- Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng:

+ Mâu thuẫn xã hội nảy sinh (bạo loạn và khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi).

+ Kinh tế tiểu nông cần được phát triển gặp trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời.

=> Yêu cầu lịch sử: thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho nên kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, giải phóng sức sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.

- Lúc đó thực dân Pháp trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản => nhu cầu xâm chiếm thuộc địa => Tư bản Pháp dã xâm lược Việt Nam giàu sức người, sức của.

2. THỰC DÂN PHÁP NỔ SÚNG XÂM LƯỢC VIỆT NAM VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA

Sơ kết LỊch sử Việt Nam (1858 – 1918) - ảnh 1
Sơ kết LỊch sử Việt Nam (1858 – 1918) - ảnh 2
Sơ kết LỊch sử Việt Nam (1858 – 1918) - ảnh 3

NHẬN XÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP Ở NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX 

Quy mô: khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn: Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Nguyên nhân thất bại: thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo phong trào.

Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt, không gì tiêu diệt được và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

3. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

Nguyên nhân sự chuyển biến: tác động của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật.

Những biểu hiện cụ thể:

+ Về chủ trương đường lối: giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản).

+ Về biện pháp đấu tranh: phong phú, khởi nghĩa vũ trang; Duy Tân cải cách.

+ Về thành phần tham gia: đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội ở cả thành thị và nông thôn.

Sĩ phu tư sản hóa đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX.

4. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG

- Trong hoàn cảnh khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời => trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ Nhật Bản Trung Quốc dội vào Việt Nam => sĩ phu yêu nước đón nhận, mở cuộc vận động đổi mới trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa.

- Do hạn chế từ giai cấp lãnh đạo, cuộc vận động của các sĩ phu yêu nước chỉ mới tạo ra được một cuộc vận động theo khuynh hướng dân chủ tư sản chứ chưa có khả năng làm bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản thực sự ở nước ta.

- Bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo => Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Những hoạt động thời kì này của Người là cơ sở quan trọng để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

Câu hỏi trong bài