Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862

Sau Hiệp ước 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh Đông Nam Kì diễn ra sôi nổi, đặc biệt là khởi nghĩa Trương Định. Tuy nhiên, do thái độ bạc nhược của triều đình Huế, Pháp đã chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn. Phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì tiếp tục dâng cao, biểu hiện cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 - ảnh 1

III. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862

1. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ

- Sau khi chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng.

- Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm các điều đã cam kết trong Hiệp ước 1862.

- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, ngày 20/6/ 1867, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long không điều kiện.

- Từ 20 đến 24/ 6/1867, Pháp chiếm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn.

2. Nhân dân ba tỉnh miền Đông và miền Tây Nam kì chống Pháp

Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 - ảnh 2

* Nhận xét

Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng “dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”, cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xa lánh của triều đình với lực lượng kháng chiến.

SO SÁNH TINH THẦN CHỐNG PHÁP CỦA VUA QUAN TRIỀU NGUYỄN

VÀ CỦA NHÂN DÂN TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1873.

- Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.

-  Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.     

Câu hỏi trong bài