Trung Quốc

Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và sự thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến từ giữa thế kỉ XIX, tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc, cuộc Duy tân Mậu Tuất, phong trào Duy tân, phong trào Nghĩa Hòa đoàn. Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Trung Quốc lớn mạnh, Trung Quốc Đồng minh hội ra đời (8-1905) với đại diện là Tôn Trung Sơn đã lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi (1911) để lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
giảm tải

1. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.

khởi nghĩa ở Trung Quốc

- Năm 1901, nhà Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu, theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh => Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CHUNG CỦA CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX

- Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc.

- Thiếu vũ khí chiến đấu.

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu.

- Các nước đế quốc đang phát triển mạnh

TẠI SAO CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ Ở NHẬT BẢN THÀNH CÔNG NHƯNG CẢI CÁCH Ở TRUNG QUỐC THẤT BẠI???

*Cải cách ở Nhật Bản thành công vì:

- Người tiến hành cải cách Minh Trị, nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và là người có tư tưởng du y tân tiến bộ.

- Được sư ủng hộ của các tầng lóp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Samurai.

- Trước khi tiến hành cải cách, kinh tế TBCN tương đối phát triển mạnh ở Nhật.

*Cải cách ở Trung Quốc thất bại vì:

- Vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu, đứng đầu là Tư Hi Thái Hậu.

- Vua Quang Tự chỉ là bù nhìn, không có quyền lực thực sự.

- Phong trào chỉ phát triển chủ yếu ở tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiến bộ, không nhận được sư ủng hộ của đông đảo nhân dân.

- Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc kém phát triển

3. TÔN TRUNG SƠN VÀ CÁCH MẠNG TÂN HỢI 1911

a, Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội

- Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

- Thành phần: tri thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông.

- Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”

- Mục tiêu: lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

b, Cách mạng Tân Hợi 1911

* Nguyên nhân

- Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến

- Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc (quốc hữu hóa đường sắt) nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.

*Diễn biến:

-  Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung Trung Quốc.

- Ngày 29/12/1911: Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh

+ Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc.

+ Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời.

+ Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân. Không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân.

- Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.

=> Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (12/2/1912), Viên Thế Khải làm Tổng thống (6/3/1912) – thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm quyền.

* Tính chất - ý nghĩa: là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản

+ Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á.

* Hạn chế

- Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

-  Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

=> Cách mạng Tân Hợi (1911) mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

* Nguyên nhân thất bại

- Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến, chưa tấn công đế quốc.

- Chưa giải quyết vấn đề thiết yếu cho dân cày: Ruộng đất.

Câu hỏi trong bài