Châu Phi

Xuất phát từ những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế, ngay từ sớm các nước thực dân phương Tây đã đến xâm lược châu Phi, đặc biệt là những năm 70, 80 của thế kỉ XIX. Đến đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi về cơ bản đã hoàn thành. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân châu Phi cũng bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhân dân Ê-ti-ô-pi-a và Li-bê-ri-a. Các phong trào diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần yêu nước nhưng do trình độ thấp, lực lượng chênh lệch nên bị thực dân phương Tây đàn áp.

1. CHÂU PHI

- Châu Phi là lục địa lớn thứ 2 trên thế giới, giàu tài nguyên khoáng sản.

- Châu Phi có nền văn minh cổ đại rực rỡ.

a, Các đế quốc xâm lược phân chia châu Phi

- Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược châu Phi.

- Vào những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào Xuy-ê, các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi.

Quá trình các nước thực dân xâm lược châu Phi

- Đầu thế kỉ XX việc phân chia thụôc địa giữa các đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành.

b, Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi

Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi

Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

=> Phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi đều thất bại (trừ Êtiôpia).

c, Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử

* Nguyên nhân thất bại: chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị thực dân đàn áp.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn sau - đầu thế kỉ XX.

- Phong trào đấu tranh ở châu Phi bao gồm đấu tranh bảo vệ độc lập và đấu tranh chống ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.