I. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
– Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt: Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,… đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
– Có 2 dạng tồn tại:
+ Dạng nói
+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…
II. Khái niệm ngôn ngữ chính luận
– Khái niệm phong cách ngôn ngữ chính luận: là ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự,… nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,…theo một quan điểm chính trị nhất định.
– Có 2 dạng tồn tại: dạng nói và dạng viết.
III. Khái niệm ngôn ngữ khoa học
– Khái niệm ngôn ngữ khoa học: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các văn bản khoa học.
– Văn bản khoa học gồm 3 loại:
+ VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học (chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…)
+ VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…
+ VBKH phổ cập: báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.
- Tồn tại ở 2 dạng: nói (bài giảng, nói chuyện khoa học,…) và viết (giáo án, sách, vở,…)
IV. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ( ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ văn học) là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.
- Ngôn ngữ nghệ thuật còn được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và cả trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khác.
- Ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật được chia thành 3 loại:
+ Ngôn ngữ tự sự trong truyện, tiểu thuyết, bút kí, kí sự, phóng sự,…
+ Ngôn ngữ thơ trong ca dao, vè, thơ (nhièu thể loại khác nhau),….
+ Ngôn ngữ sân khấu trong kịch, chèo, tuồng,…
V. Khái niệm ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm ngôn ngữ báo chí: là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
- Tồn tại ở 2 dạng: nói (thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…) và viết (báo viết).
- Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.
VI. Khái niệm ngôn ngữ hành chính
– Văn bản hành chính là văn bản đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…)
– Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính. Đặc điểm:
+ Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định
+ Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao
+ Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.