Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh, điệp và chơi chữ

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

Đổi lựa chọn

I. Nói quá

1. Khái niệm

- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

2. Ví dụ

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Bước chân nát đá: Nói quá bước chân hành quân của bộ đội ta có sức mạnh làm nát cả đá nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu thơ và làm cho hình ảnh được biểu đạt giàu giá trị tạo hình.

II. Nói giảm nói tránh

1. Khái niệm

- Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

2. Ví dụ

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

(Bác ơi! – Tố Hữu)

- Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.

III. Điệp

1. Khái niệm

- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

- Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

2. Ví dụ

VD 1: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

VD 2:

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em

Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ

Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi.

IV. Chơi chữ

1. Khái niệm

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

- Các lối chơi chữ thường gặp là:

+ Dùng từ ngữ đồng âm;

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm);

+ Dùng cách điệp âm;

+ Dùng lối nói lái;

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa.

- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.

2. Ví dụ

Dùng từ ngữ đồng âm: Con ngựa đá con ngựa đá

- Dùng lối nói lái: Con cá đối nằm trong cối đá

- Dùng lối nói trại âm:

Chồng chổng chồng chông

Chồng bát, chồng dĩa, nồi hông cũng chồng.

- Dùng cách điệp âm:

Duyên duyên ý ý tình tình,

Đây đâyđó đótình tình ta ta.

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, gần nghĩa, đồng nghĩa:

Nửa đêm, giờ tí, canh ba,

Vợ tôicon gáiđàn bànữ nhi.