Biện pháp tu từ cú pháp

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

Đổi lựa chọn

I. Đảo ngữ

1. Khái niệm

- Đảo ngữ là biện pháp thay đổi vị trí các thành phần cú pháp mà không làm thay đổi nội dung thông bảo của câu.

2. Tác dụng

Đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt

Ví dụ:

      Từ những năm đau thương chiến đấu

      Đã ngời lên nét mặt quê hương

      Từ gốc lúa bời tre hiền hậu

      Đã bật lên tiếng thét căm hờn.

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

3. Một số hình thức đảo ngữ

- Đảo vị ngữ

- Đảo bổ ngữ

II. Câu hỏi tu từ

1. Khái niệm

- Câu hỏi tu từ là hình thức thể hiện câu hỏi nhưng không yêu cầu trả lời.

Ví dụ:

     “Mẹ con đàn lợn âm dương

       Chia lìa đôi ngả

       Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

       Bây giờ tan tác về đâu?”

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cẩm)

2. Tác dụng

- Giúp bộc lộ tình cảm, cảm xúc

III. Chêm xen

1. Khái niệm

- Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.

Ví dụ:

             “Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

              Cũng vào du kích!

              Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

              Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

(Quê hương – Giang Nam)

2. Tác dụng

- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo. 

IV. Lặp cấu trúc

1. Khái niệm

- Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản

Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một”

(Hồ Chí Minh)

=> Khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta.

V. Phép đối

1. Khái niệm

-  Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.

- Có 2 kiểu:

+ Đối tương phản (ý trái ngược nhau)

             “Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ

               Người/ khôn/ người/ đến/ chốn/ lao xao”

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

+ Đối tương hỗ (bổ sung ý cho nhau)

                “Son phấn/ có/ thần/ chôn vẫn hận

                  Văn chương/ không/ mệnh/ đốt còn vương”

(Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)

Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

“O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu

Ra thế, to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu.”