Đề thi tư duy định tính - Đề số 1
Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội
Kết quả:
0/50
Thời gian làm bài: 00:00:00
Đoạn trích trên đã phản ánh hiện thực khốc liệt của nạn đói nào?
Việc lặp đi lặp lại chi tiết người bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma có ý nghĩa gì?
Trước sự kiện Tràng “nhặt” được vợ, những người dân ở xóm ngụ cư đã tỏ thái độ ra sao?
Chi tiết Sợ chúng nó (mấy đứa trẻ con ở xóm ngụ cư) đùa như ngày trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng đã chứng tỏ điều gì?
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn thơ?
Phương thức biểu đạt nào sau đây KHÔNG được sử dụng trong bài?
Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được dùng trong hai câu thơ sau:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống”
Hình ảnh "giọt mồ hôi mặn" đã thể hiện điều gì?
Nêu nội dung chính của bài thơ?
Ý nào sau đây KHÔNG nêu được ý nghĩa của bài thơ?
Phương thức biểu đạt nào sau đây KHÔNG được sử dụng trong bài?
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản:
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Hình ảnh "đường đời trơn láng" đã thể hiện điều gì?
Nêu ý nghĩa của hai câu thơ:
"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Theo tác giả bài viết trên, nguyên nhân nào khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống như cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles?
Theo tác giả, đâu là đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại?
Tại sao tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “thích nói tới hiện đại”?
Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Ông bà cha mẹ đã lao động vất vả, tạo ra thành quả để con cháu đời sau hưởng lạc.
Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp/hoặc ngữ nghĩa/logic/phong cách.
Thanh Thảo là một gương mặt đầy tâm huyết cho sự đổi mới thơ Việt. Bà đi tìm kiếm những nhân cách tài hoa, những nhân cách bất khuất, những suy nghĩ phóng khoáng, hay ông đến với những người vô danh, lặng thầm mà bất diệt.
Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa logic/ phong cách.
Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân, ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, thật thà chất phác mà thông thái, hóm hỉnh.
Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mỹ thuật Việt Nam, các họa sĩ, nhà điêu khắc đã trân trọng, nâng niu cái đẹp thiên phú của những người phụ nữ và đưa chúng lên một tầm cao hơn, đó là vẻ đẹp của cái nết - cốt lõi của tâm hồn đức hạnh người phụ nữ Việt Nam.
Xác định một từ/ cụm từ SAI về ngữ pháp/ hoặc ngữ nghĩa/ logic/ phong cách.
Những thói quen tốt, cho dù rất nhỏ song cũng có thể thiết lập cho trẻ một nhân cách đẹp và tâm hồn nhạy cảm.
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
“Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một _________ của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn,…”
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Toàn cầu hóa là một _________ lớn, một mặt cho phép nước ta tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, mặt khác đặt nền kinh tế nước ta vào thế bị cạnh tranh _________ bởi các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và trên thế giới.
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Văn chương sẽ là ________ của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
“Theo đánh giá của Phạm Văn Đồng, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu lớn lao bởi sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, bằng cách làm cho lòng người ___________ trước những hình tượng “sinh động và não nùng” của những con người “ suốt đời tận trung với nước, trọng nghĩa với dân”.”
Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
“Mỗi một vùng đất của Tổ quốc ta đều có những nét đặc sắc, kỳ thú riêng. Truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ đem đến cho chúng ta một bức tranh ________ của rừng tràm U Minh Hạ.”
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”
(Trích đoạn trích Tràng Giang, Huy Cận, SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2)
Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Chiều nay khu rừng ồn ào những tiếng người bỗng dưng vắng lặng. Chỉ còn lại tiếng gió gào rít trên ngọn cây, tiếng ve sầu kêu rền rĩ khắp khu rừng. Gió đã lạnh, ngọn gió của cơn bão hay ngọn gió lạnh của mùa thu đã về? Mình bỗng thấy lạnh, cái lạnh làm tê da thịt và tê tái cả lòng. Nỗi nhớ nhung tràn ngập cả tâm hồn. Đây phải chăng là buổi chiều mùa thu khi sương chiều giăng mờ trên những cánh đồng ngoại thành Hà Nội, một mình mình đạp xe từ ký túc xá về trên con đường vắng. Gió lạnh vi vút qua các ngọn cây ven đường, mình khẽ run khi qua một thân cây có hai nhánh.
Không, chiều nay gió lạnh nhưng lòng mình lạnh không phải vì thiếu một người thân yêu mà là thiếu nhiều người thân yêu. Những người đó là ai ư? Là ba má, là các em, các cậu ngoài Bắc, là những đứa em ở dưới đồng bằng đang ngày đêm lăn lộn trong cuộc chiến đấu sinh tử, là những người đồng chí thân yêu đã ngã xuống vì ngày mai thắng lợi. Và còn ai nữa ư? Phải chăng là những đứa em, những người đồng nghiệp trẻ mà bấy lâu nay vẫn quấn quít bên mình hăng say học tập. Tất cả mọi người đã tạo nên một tình thương vĩ đại đối với tôi… Xa mọi người sao thấy nhớ đến da diết vô vàn.
Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
XUÂN NGUYỆN
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình
Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ
Trương Quốc Khánh
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
XUÂN NGUYỆN
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình
Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ
Trương Quốc Khánh
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong những câu thơ sau?
Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Nội dung của đoạn trích trên là gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.
Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi... (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác… Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ!
(Trích Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
Trong cuộc đối thoại trên, xác hàng thịt đã chỉ ra tư tưởng nào mà tác giả muốn gửi gắm?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
- Thôi ai về nhà nấy, trời hết sáng rồi, làm lửa nấu cơm được rồi đó. Lũ con nít đi tắm nước cho sạch, rửa hết khói xà nu đi, đừng có vẽ mặt như văn công đóng kịch nữa, đứa nào không sạch thì phê bình nghe chưa?… Thằng Tnú cũng đi rửa chân đi. Mày có nhớ cái máng nước ở chỗ nào không?… Nhớ à, được. Tưởng quên rồi thì tau đuổi ra rừng, không cho ở làng nữa đâu.
(Rừng Xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)
Đoạn trích trên là lời nói của ai?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục)
Dòng nào dưới đây nêu đúng các biện pháp tu từ được sử dụng?
Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:
“Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gia đâm nát trời chiều”
“tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy”
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng:
Những chi tiết sau đây được miêu tả cho hình ảnh nào của con sông Đà?
“Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuồn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”
Chi tiết sau miêu tả nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu?
“Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng”