Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965 – 1968)

Từ năm 1965 – 1968, Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, đặc biệt có sự tham gia của quân viễn chinh Mỹ đóng vai trò chủ lực. Nhân dân ta đã đấu tranh và giành nhiều chiến thắng trong mặt trận quân sự (Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô), chính trị. Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mĩ phải chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari.
giảm tải

I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUÔC MỸ Ở MIỀN NAM (1965 - 1968)

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

a, Âm mưu

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, Mỹ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh  phá hoại ra miền Bắc.

- Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mỹ, đồng minh và quân đội Sài Gòn với phương tiện chiến tranh hiện đại. Quân số lúc cao nhất (1969) lên đến 1,5 triệu tên (Mỹ hơn 0,5 triệu)

b, Thủ đoạn

- Mỹ nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực ta  bằng chiến lược: “tìm diệt”, giành thế chủ động trên chiến trường,  đẩy  ta về phòng ngự, buộc ta phải phân tán  nhỏ…làm cho chiến tranh tàn lụi dần.

- Với ưu thế về quân sự, Mỹ cho mở cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công 2 mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 nhằm “tìm diệt” và “bình định” vào vùng căn cứ kháng chiến. (vùng “đất thánh Việt Cộng”) hòng tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng kháng chiến của ta.

2. Chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ”của Mỹ

Quân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bằng sức mạnh cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.

a, Quân sự

* Trận Vạn Tường (Quãng Ngãi )

Ngày 18/08/1965: Mỹ huy động 9000 quân với nhiều xe tăng, xe bộc thép, máy bay,... tấn công Vạn Tường.

Kết quả: Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 địch, nhiều xe tăng, nhiều  máy bay…..

Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với Mỹ, mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ đánh, tìm ngụy diệt” trên khắp miền Nam.

*Cuộc tấn công 2 mùa khô

- Mùa khô thứ nhất: 1965 - 1966:  

+ Mỹ huy động 72 vạn quân (22 vạn Mỹ và đồng minh), mở 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn, nhắm vào hai hướng chiến lược chính: Liên khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại quân chủ lực giải phóng

+ Ta tấn công khắp nơi, giành nhiều thắng lợi, loại khỏi vòng chiến 104.000 địch (có 45.500 Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1430 máy bay.

- Mùa khô thứ hai: 1966 - 1967

+ Mỹ huy động 98 vạn quân (44 vạn Mỹ và đồng minh), mở 895 cuộc hành quân, có 3 cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” lớn, lớn nhất là Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan  đầu não của ta.

+ Ta tấn công khắp nơi, đập tan cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ, loại khỏi vòng chiến 151.000 địch (73.500 Mỹ và đồng minh), bắn rơi 1231 máy bay.

b, Chính trị

- Từ thành thị đến nông thôn, nhân dân nổi dậy đấu tranh trừng trị ác ôn, phá Ấp chiến lược, đòi Mỹ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

=> Uy tín Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên cao. Cương lĩnh của mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ.

3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân  Mậu Thân 1968

ý chính

a, Hoàn cảnh lịch sử

- Mùa xuân 1968, trên cơ sở nhận định và so sánh lực lượng đã thay đổi  có lợi cho ta

- Lợi dụng mâu thuẫn trong bầu cử Tổng thống Mỹ.

b, Mục tiêu

- Tiêu diệt bộ phận quan trọng quân Mỹ, và đồng minh.

-  Đánh đòn mạnh vào chính quyền Sai gòn,buộc Mỹ phải tiến hành đàm phán rút quân.

c, Diễn biến: 3 đợt

- Đợt 1: Từ 30/1/1968 đến 25/02/1968

- Đợt 2: (tháng 5, 6) và đợt 3 (tháng 8, 9)

d, Ý nghĩa

- Làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ.

- Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hoá” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại chiến tranh cục bộ) và chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn hội nghị Paris đàm phán về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

e, Hạn chế: Do ta “chủ quan trong đánh giá tình hình, đề ra yêu cầu chưa sát với thực tế…, không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm để đánh giá tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời, chậm thấy những cố gắng mới của địch và khó khăn lúc đó của ta”.

Câu hỏi trong bài