Cuộc cách mạng Khoa học – công nghệ

Do những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống con người, cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần hai ra đời với nhiều thành tựu nổi bật ở nhiều lĩnh vực. Lúc này, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành nguồn gốc của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.
giảm tải

I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

1. Nguồn gốc

-  Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học- kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

 

2. Đặc điểm

- Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.  Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật.

- Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

-  Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

3. Hai giai đoạn cách mạng khoa học – kĩ thuật:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

 

 
Bảng thành tựu chính của cách mạng Khoa học - kĩ thuật
Câu hỏi trong bài